Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm COVID-19 hai lần, với hai chủng virus khác nhau

HHT - Trong khi các nhà khoa học đang nghiên cứu về các ca tái dương tính với SARS-CoV-2, thì trên thế giới đã ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm COVID-19 lần thứ hai, và “lần thứ hai” tức là nhiễm một chủng virus khác với lần đầu tiên.

Một người Hong Kong đã trở thành bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là nhiễm COVID-19 lần thứ hai - theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Hong Kong.

Người đàn ông 33 tuổi này bắt đầu có triệu chứng nhẹ vào cuối tháng 3 năm nay, và được chẩn đoán là nhiễm COVID-19. Anh phải nhập viện ngày 29/3 và ra viện ngày 14/4.

Lần nhiễm bệnh thứ hai của anh xảy ra vào 4,5 tháng sau đó, khi anh đi từ Tây Ban Nha, qua Anh, về Hong Kong (Trung Quốc). Ngày 15/8, anh này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, phải nhập viện dù không có triệu chứng.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm COVID-19 hai lần, với hai chủng virus khác nhau ảnh 1

Các nhân viên y tế ở Hong Kong. Ảnh: May James/ AFP.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gene của virus trong hai lần nhiễm của người này và thấy rằng, lần nhiễm thứ hai là do một chủng virus hơi khác với lần đầu. Tức là, anh này thực sự bị nhiễm COVID-19 lần hai, chứ không phải chỉ có kết quả dương tính do những vấn đề còn kéo dài của lần nhiễm thứ nhất.

Theo phân tích gene thì trong lần bị bệnh thứ nhất, bệnh nhân này nhiễm một chủng SARS-CoV-2 gần với các chủng ở Mỹ và Anh. Còn lần thứ hai, anh nhiễm một chủng gần với các chủng ở Thụy Sĩ và Anh.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm COVID-19 hai lần, với hai chủng virus khác nhau ảnh 2

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, bệnh nhân Hong Kong này nhiễm hai chủng virus khác nhau, cách nhau 4,5 tháng. Ảnh: Getty.

Brendan Wren, nhà vi trùng học và là một giảng viên đại học ở Anh, gọi việc nhiễm bệnh lần hai này là “một trường hợp hiếm gặp”. Tuy nhiên, ông khẳng định, khi đại dịch tiếp diễn thì việc tìm thấy những chủng virus khác nhau là bình thường.

Bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Học viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, cũng là chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu ở Mỹ, từng cho biết, sự miễn dịch với những chủng virus corona trước đây, bao gồm cả chủng gây ra cảm lạnh, thường cũng chỉ tồn tại 3-6 tháng.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm COVID-19 hai lần, với hai chủng virus khác nhau ảnh 3

Bác sĩ Fauci trong một lần nói về COVID-19. Ảnh: Al Drago/ Bloomberg/ Getty Images.

Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy kết quả tương tự với virus corona mới, tức là người đã nhiễm COVID-19 thường cũng chỉ có kháng thể trong 3 tháng mà thôi.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.

Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android

Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới nhiễm COVID-19 hai lần, với hai chủng virus khác nhau ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?