Biến thể SARS-CoV-2 của Anh mà nữ công nhân Hải Dương nhiễm nguy hiểm thế nào?
HHT - Ngày 28/1, hai ổ dịch lớn xung quanh BN1552 và BN1553 đã được phát hiện tại Hải Dương và Hải Phòng. Trong đó BN1552 tại Hải Dương liên quan tới nữ công nhân được Nhật Bản xác định nhiễm biến thể virus của Anh - loại được cho là lây lan nhanh hơn đến 70% so với chủng virus ban đầu. Thực tế, biến thể SARS-CoV-2 này đáng lo ngại đến mức nào?
Dễ lây hơn, chết chóc hơn
Các nhà khoa học ở Anh cho biết biến thể SARS-CoV-2 xuất phát từ nước này - tên là B.1.1.7 - không chỉ dễ lây hơn, mà còn chết chóc hơn, gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn so với các chủng khác.
Nhiều thống kê và phân tích đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhiễm B.1.1.7 cao hơn 30% so với những biến thể khác.

Vậy tại sao biến thể B.1.1.7 lại dễ lây hơn và dễ gây tử vong hơn? Các nhà khoa học cũng chưa thể kết luận chắc chắn, dù họ đang cố gắng tìm ra câu trả lời.
Peter Horby, người đứng đầu Nhóm Tư vấn về Các mối đe dọa do virus mới và đang trỗi dậy (NERVTAG) ở Anh, nói trong một cuộc họp khẩn với Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội Anh, rằng B.1.1.7 “có lợi thế sinh học khiến nó lây lan nhanh hơn”.
Ông đưa ra số khả năng: Biến thể mới khiến bệnh nhân có lượng virus nhiều hơn, có nghĩa là dễ truyền bệnh cho người khác hơn; mọi người bị nhiễm bệnh nhanh hơn kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây và bệnh nhân bị nhiễm bệnh lâu hơn. Tất cả đều dẫn tới cùng một kết luận: Biến thể SARS-CoV-2 ở Anh lây nhanh và lây dễ hơn nhiều.

Còn lý do mà B.1.1.7 có khả năng gây tử vong cao hơn thì có thể là do nó có một đột biến khiến nó bám được chắc hơn vào các tế bào trong cơ thể người. Simon Clarke, Phó giáo sư về vi sinh tế bào của ĐH Reading (Anh) cho biết, việc virus bám chắc vào tế bào hơn có thể gây ra “phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch, và có thể gây tử vong”.
Ông Horby cũng giải thích thêm: “Việc virus bám chắc hơn vào tế bào có thể khiến nó lây lan giữa các tế bào nhanh chóng hơn, ngay ở trong phổi bệnh nhân. Từ đó gây viêm nhiễm, rồi bệnh có thể tiến triển nhanh hơn mức cơ thể bạn có thể phản ứng. Điều này có thể giải thích được cả hai đặc điểm của biến thể ở Anh: Dễ lây hơn và dễ gây tử vong hơn”.

Dễ lây nhiễm ở trẻ em?
Ngoài ra, nhà khoa học Neil Ferguson - một thành viên của NERVTAG - cho rằng biến thể B.1.1.7 có thể dễ lây nhiễm ở trẻ em hơn, mặc dù điều này cũng cần phải nghiên cứu thêm.
Những đặc điểm này khiến việc kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn. Bởi virus dễ lây hơn tức là sẽ có nhiều ca nhiễm hơn. Các bệnh viện và nhân viên y tế, đến một thời điểm nào đó, đều có thể bị vượt ngưỡng chịu đựng, và rõ ràng, hậu quả tất yếu sẽ là nhiều ca tử vong hơn.

Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu ở ĐH California San Diego (Mỹ) đã cảnh báo rằng, biến thể B.1.1.7 không khác gì “một quả bom COVID-19 hẹn giờ”, và bất kỳ sự chủ quan nào cũng sẽ khiến chúng ta phải trả giá.

Cùng chuyên mục

Màu sắc chiếc dù của tàu thăm dò sao Hỏa ẩn chứa thông điệp bí mật, nhưng cư dân mạng đã giải được

Câu chuyện tuyệt vời về AstraZeneca, vaccine chống SARS-CoV-2 vừa được nhập về Việt Nam

Đã tiêm vắc-xin phòng SARS-CoV-2 rồi mà nhiễm virus, liệu có thể lây cho người khác?

Đánh giá của The Verge: Đâu là những mẫu laptop đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại?

Xin lỗi, iPhone 12 Pro Max khá tốt nhưng rất tiếc, mình sẽ chờ iPhone 2021 vì những lý do này

Vụ máy bay Boeing 777 của United Airlines hỏng động cơ khi đang bay: Những gì bạn cần biết!

“Đại dịch tiếp theo” có thể sẽ do virus nào? Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra dự đoán
