Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này?

HHT - Virus Corona mới đang khiến cả thế giới lo lắng với chủng mới, đột biến của nó, vì tính lây nhiễm cao hơn nhiều so với những chủng đã được biết đến trước đây. Thế mà chủng này lại được gọi là… VUI, không hiểu vì lý do gì lại có cái tên “ngược” như vậy?

Làn sóng COVID-19 mới ở Anh trong những ngày qua được cho là do một chủng đột biến mới của SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, chủng mới này không chỉ có rất nhiều biến thể, mà còn có tính lây nhiễm cao hơn các chủng cũ tới 70%.

Mặc dù chưa có bằng chứng là chủng mới của virus có khả năng gây tử vong cao hơn, nhưng cho đến giờ, đã có nhiều nước châu Âu - bao gồm Ý, Đức, Ailen, Hà Lan… - áp dụng quy định giới hạn đi lại đối với nước Anh.

Và trong khi chủng mới của SARS-CoV-2 gây náo động như vậy, các chuyên gia y tế lại đặt tên nó là… VUI, hay cụ thể hơn là VUI - 202012/01, nghe rất oái oăm.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 1 Chủng mới của SARS-CoV-2 được cho là bắt nguồn từ nước Anh, khiến số ca nhiễm ở đây tăng vọt. Ảnh: Toby Melville/ Reuters.

Thực tế, tên VUI - 202012/01 là viết tắt của cụm từ tiếng Anh first Variant Under Investigation in December 2020 (biến thể đầu tiên đang được điều tra vào tháng 12/2020). Khi được viết tắt thành VUI, nó chỉ tình cờ trùng với một từ tích cực trong tiếng Việt, nên nghe mới kỳ lạ mà thôi.

Hiện các nhà nghiên cứu cho rằng, chủng virus mới này không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Một lý do chính là virus sẽ phải thay đổi rất nhiều thì mới “thoát” được công dụng của vaccine. Mà dù virus có thay đổi như thế, thì các loại vaccine cũng có thể được điều chỉnh để theo kịp những nguồn gây bệnh “thay hình đổi dạng”, tương tự như vaccine phòng cúm hằng năm.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 2 Một người ngồi một mình trên tàu điện ngầm ở London sau khi thủ đô nước Anh được đặt vào tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt nhất. Ảnh: AP.

Dù sao, bây giờ cả thế giới sẽ phải tìm hiểu xem liệu có thể ngăn chặn chủng virus mới này lây lan rộng hay không. Việc này tất nhiên là không đơn giản. Những chủng SARS-CoV-2 trước đây đã dễ lây rồi, giờ chủng mới lại lây nhanh hơn 70%, thì nó được đự báo là sẽ sớm trở thành chủng “thống trị” ở các ca bệnh từ giờ trở đi.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 3 Người Anh có thể đón mùa Giáng Sinh lặng lẽ do chủng virus mới đang gây nhiều lo ngại. Ảnh: AP.

Bởi vậy, điều chúng ta nên làm nhất lúc này là tuân theo hướng dẫn của các cơ quan y tế về việc giữ vệ sinh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách… Chỉ có thế thì mới sớm khống chế được biến thể mới này của SARS-CoV-2.

Chủng mới siêu lây nhiễm của SARS-CoV-2 được gọi là… VUI, vì sao có cái tên ngược đời này? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?