Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin?

HHT - Cuộc chạy đua vắc-xin COVID-19 đang “nóng” hơn bao giờ hết. Nhưng vì không có việc bỏ phiếu bầu như khi bầu cử Tổng thống Mỹ, vậy điều gì sẽ quyết định ứng cử viên vắc-xin nào là thắng cuộc? Trong khi chờ đợi thì cư dân mạng đã kịp chế meme hài hước rồi.

Những tháng cuối năm đang “nóng” lên bởi nhiều sự kiện, mà trong đó, cuộc chạy đua vắc-xin COVID-19 đang rất gay cấn.  

Hãng dược Pfizer mới công bố hoàn thành các mục tiêu chính về an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 trong thử nghiệm Giai đoạn 3. Dữ liệu họ đưa ra rất hứa hẹn: Tiêm 2 liều là ngăn được 95% số ca nhiễm bệnh. Bởi vậy, Pfizer và BioNTech (cùng phối hợp phát triển vắc-xin) muốn được cấp quyền sử dụng khẩn cấp vắc-xin này.

Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 1 Pfizer và Moderna đang chạy đua về thời điểm phân phối vắc-xin COVID-19. Ảnh: Bloomberg.

Nhưng nhiều người cũng nhận ra đây là một cuộc đua rất căng, ít nhất là ở Mỹ: Thông báo của Pfizer được đưa ra chỉ vài ngày sau khi công ty dược Moderna nói rằng, dữ liệu trong đợt thử nghiệm cuối cho thấy vắc-xin của họ đạt mức hiệu quả 94,5%. Còn Pfizer thì đưa ra con số nhích hơn một chút: 95%.

Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 2 Cư dân mạng chế ảnh hài hước về cuộc đua giữa Pfizer và Moderna. Ảnh: Injesters.
Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 3
Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 4 Các "meme" khác mà cư dân mạng tạo ra về sự cạnh tranh giữa hai hãng dược lớn. Ảnh: Grumpy Programmer; Body and Soul.

Nhưng thực tế, là người đầu tiên không có nghĩa là người thắng lớn: Loại vắc-xin chiến thắng phải là loại đem lại lợi ích lớn nhất cho nhiều đối tượng nhất, bao gồm những người có nguy cơ cao nhất.

Mà những người dễ tử vong vì COVID-19 là người già, từ 65 tuổi trở lên. Một phần vì người già dễ có sẵn bệnh nền, một phần vì hệ miễn dịch của họ kém hơn.

Trong thông cáo báo chí mới của mình, Pfizer tuyên bố rằng vắc-xin của họ đạt hiệu quả 94% ở người già. Đó là một con số ấn tượng, nếu nó hoàn toàn là sự thật.

Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 5 Là bên đầu tiên không nhất thiết có nghĩa là bên chiến thắng trong cuộc đua vắc-xin. Ảnh: Pfizer/ Reuters.

Nhưng vắc-xin của Pfizer và Moderna đều là loại vắc-xin mới, hoạt động khác với các loại vắc-xin khác, tuy gây ít tác dụng phụ, nhưng cũng cần nhiều thời gian để xem thực tế thế nào.

Dù sao, việc có thể bảo vệ được những người có nguy cơ cao nhất, như nhân viên y tế, người già, người có bệnh nền…, chính là điều mà mọi người đều đang quan tâm. Mà chỉ khi các công ty dược công bố đầy đủ dữ liệu thử nghiệm thì chúng ta mới có được những thông tin như thế. Rồi sau đó, các hãng cũng sẽ phải tiếp tục thu thập dữ liệu qua những thống kê, nghiên cứu khi vắc-xin được đưa vào sử dụng nữa.

Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 6 Loại vắc-xin "chiến thắng" phải là loại đem lại lợi ích lớn nhất cho nhiều đối tượng nhất. Ảnh: Joe Raedle/ Getty Images.

Tức là, không giống như việc bỏ phiếu bầu cử, trong cuộc chạy đua vắc-xin COVID-19 thì sắp tới chúng ta chỉ có thể biết được công ty nào sẽ phân phối trước, chứ còn bên nào sẽ chiến thắng thì cũng phải rất lâu nữa, thế giới mới quyết định được.

Cuộc chạy đua vắc-xin gay cấn ngang bầu cử Tổng thống Mỹ, chất lượng liệu có đáng tin? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?