Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị”

HHT - Cả thế giới đang lo ngại và cảnh giác với biến thể SARS-CoV-2 của Anh - loại biến thể nữ công nhân Hải Dương nhập cảnh vào Nhật mắc phải có liên quan tới ổ dịch lớn nhất cả nước hiện nay. Các nhà khoa học nhận định rằng, biến thể này khả năng lớn sẽ trở thành biến thể “thống trị” ở các ca nhiễm COVID-19 tại nhiều vùng trên thế giới.

Siêu virus có số lượng đột biến kỷ lục

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh, tên là B.1.1.7, đã và đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu, phân tích và tranh luận. Nhiều người gọi nó là supervirus (siêu virus) do cực dễ lây lan, lại có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong. Nhưng tất nhiên, nó không phải là một “siêu virus” mới mẻ. Nó chỉ là một biến thể xuất hiện khi SARS-CoV-2 nhân bản. Chỉ có điều, nó lại có đặc điểm khá dị thường.

Khi các nhà nghiên cứu xem xét kỹ bộ gene của B.1.1.7, họ bất ngờ trước số lượng đột biến rất lớn mà nó có được: Hẳn 23 đột biến.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 1

Các nhà nghiên cứu đang tích cực tìm hiểu thêm về biến thể SARS-CoV-2 của Anh. Ảnh: WDBJ.

Hầu hết các đột biến xuất hiện ở virus corona được cho là sẽ gây hại cho chính con virus, hoặc không có tác động gì. Nhưng nhiều đột biến ở B.1.1.7 lại có vẻ tác động đến cách mà nó lây lan, khiến nó lây dễ dàng hơn.

Có thể lây lan gián tiếp qua động vật

Vậy vì đâu mà biến thể dị thường này lại xuất hiện? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng chưa đi được đến kết luận thống nhất. Có một khả năng là B.1.1.7 đã có được nhiều đột biến như thế khi ở bên trong một nhóm vật chủ đặc biệt.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 2

Biến thể B.1.1.7 lây lan nhanh và nguy hiểm, nên nhiều nước phải áp dụng lệnh hạn chế đi lại đối với nước Anh. Ảnh: AFP-JIJI.

Nói đơn giản là thế này, trong trường hợp nhiễm bệnh bình thường, con người bị nhiễm SARS-CoV-2 và ủ bệnh vài ngày trước khi có triệu chứng (trong thời gian này, họ vẫn có thể lây cho người khác). Sau đó, lượng virus trong cơ thể người bệnh sẽ giảm vì hệ miễn dịch đã kích hoạt chế độ phòng thủ. Nếu không phải là một trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, thì người bệnh sẽ loại bỏ hoàn toàn được virus trong vòng nhiều nhất là vài tuần.

Nhưng đôi khi, virus xâm nhập vào những người có hệ miễn dịch yếu. Trong cơ thể họ, virus có thể thoải mái phát triển suốt hàng tháng liền. Các nghiên cứu về những người với hệ miễn dịch yếu này đã cho thấy, virus có thể có được một số lượng lớn đột biến trong quá trình nó nhân bản trong cơ thể người bệnh suốt một thời gian dài.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 3

Nhân viên y tế và hệ thống bệnh viện ở nhiều nước đang chịu sức ép nặng nề. Ảnh: Bloomberg/ Getty Images.

Không những vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự tiến hóa của B.1.1.7 cũng có thể một phần là do các loại thuốc mà những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu được dùng. Do những bệnh nhân đó có thể dùng nhiều loại thuốc hơn, nên một số đột biến ở B.1.1.7 dần dần có thể chịu được cả một số loại thuốc như kháng thể đơn dòng. Đây có thể là lý do khiến nó nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, một số đột biến mà B.1.1.7 có được cũng có thể do nó lây qua động vật, như chồn, trước khi thâm nhập vào cơ thể người.

Vì những yếu tố dễ lây lan và có thể gây bệnh nghiêm trọng như vậy nên biến thể SARS-CoV-2 của Anh đã là biến thể chính gây bệnh ở nhiều thành phố trên thế giới, đồng thời có nguy cơ trở thành loại “thống trị” ở các ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ (theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh - CDC) và nhiều nước khác.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 4  
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?