Đồ tre thay cho đồ nhựa? Hóa ra, giải pháp này không tốt như bạn tưởng!

Đồ tre thay cho đồ nhựa? Hóa ra, giải pháp này không tốt như bạn tưởng!
HHT - Bạn có thể nghĩ rằng mình đang bảo vệ môi trường bằng cách dùng cốc làm từ tre. Nhưng một nghiên cứu mới đã chỉ ra những nguy cơ đối với sức khỏe nếu bạn làm như vậy!

Đồ dùng bằng tre đang rất được ưa chuộng. Bàn chải, bát đĩa, cốc thìa…, danh sách những thứ được làm từ tre đang ngày càng dài ra. Những chiếc cốc tre trở thành lựa chọn thay thế cho những chiếc cốc nhựa dùng một lần. Chúng được tiếp thị là thân thiện với môi trường và có khả năng phân hủy sinh học.

Cho nên, thật đáng ngạc nhiên khi Stiftung Warentest, một tổ chức danh tiếng ở Đức, hoạt động vì người tiêu dùng, đã cảnh báo mọi người: “Tránh xa những chiếc cốc tre”.

Nhiều người cho rằng cốc tre sẽ thay thế tốt cho cốc nhựa dùng một lần.

Stiftung Warentest khẳng định, người tiêu dùng đang phần nào bị “đánh lừa” khi tưởng rằng mình dùng cốc tre là dùng “sản phẩm tự nhiên”. Bởi vì, khi thử nghiệm 12 nhãn hiệu cốc tre khác nhau, thì Stiftung Warentest thấy tất cả đều chứa nhựa melamine và formaldehyde (nhựa chiếm đến… 70% vật liệu làm cốc tre!). Melamine bị nghi là có thể làm hỏng thận và bàng quang, còn formaldehyde được biết đến là chất gây kích ứng và thậm chí có thể gây ung thư nếu con người hít vào. Tuy nhiên, nếu đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định, thì các chất này vẫn được sử dụng.

Một trong những điều kiện đó chính là nó phải được giữ ở nhiệt độ không quá 70 độ C. Trong khi những chiếc cốc tre lại được tiếp thị là có thể dùng để đựng đồ uống nóng. Vì vậy, Stiftung Warentest đã thử đựng cà-phê vào cốc tre, và từ đây, họ có những phát hiện đáng lo ngại.

Tổ chức Stiftung Warentest đã kiểm tra một loạt cốc tre trên thị trường.

Những chiếc cốc được đựng chất lỏng nóng, có tính axit nhẹ (gần giống cà-phê) và để yên trong 2 tiếng. Quá trình này được lặp lại 7 lần với mỗi cốc. Sau lần thứ 3 và lần thứ 7, người ta kiểm tra chất lỏng trong cốc xem có hóa chất không.

Kết quả cho thấy, 4 trong số 12 mẫu chất lỏng từ các cốc có mức melamine “cao” sau lần rót nước thứ 3, và sau lần thứ 7 thì có 7 trong số 12 mẫu chất lỏng có chứa melamine. Trong số đó, nhiều mẫu cũng sinh ra lượng formaldehyde cao. Đáng lo nữa là, những mức hóa chất này cao hơn sau lần rót nước thứ 7, tức là, những hóa chất độc hại không bay hơi đi, mà tiếp tục thấm vào chất lỏng khi chúng ta đựng suốt một lúc lâu.

Stiftung Warentest cho rằng, những nhà sản xuất cốc tre đang đánh lừa người tiêu dùng.

Stiftung Warentest cũng kịch liệt lên án các nhà sản xuất vì đã không cảnh báo đúng mức về những nguy cơ khi dùng cốc tre trong lò vi sóng. Ở nhiệt độ cao, bề mặt của cốc bị tổn hại, và càng gây rò rỉ melamine and formaldehyde. Thế mà, trên hộp của một chiếc cốc chỉ ghi rằng, không nên dùng trong lò vi sóng để giữ cốc được bền hơn.

Tốt nhất là bạn nên chọn cốc tái sử dụng bằng chất liệu khác, thay vì cốc tre.

Nhiều chiếc cốc tre cũng được quảng cáo rằng chúng có thể “tự hủy sinh học” hoặc “tái chế”. Stiftung Warentest khẳng định, đây là một lời nói dối trơ tráo. Tất nhiên, tre tự nhiên thì sẽ tự phân hủy theo thời gian, nhưng những chiếc cốc này thì không, dù sau nhiều năm. Chúng cũng không thể được tái chế theo những phương pháp bình thường – cách duy nhất chỉ là đốt chúng mà thôi!

Tóm lại, lời khuyên của Stiftung Warentest là: hãy chọn một loại cốc có thể tái sử dụng khác!

Theo TELLERREPORT
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?