Facebook thử nghiệm giao diện bóng đêm cực chất cho ứng dụng của mình

Facebook thử nghiệm giao diện bóng đêm cực chất cho ứng dụng của mình
HHT - Trước đó, Dark Mode đã được Facebook chính thức đưa lên ứng dụng Facebook Messenger.

Theo nguồn tin từ AndroidPolice, Facebook đang phát triển giao diện ban đêm (Dark Mode) cho ứng dụng Facebook chính của mình. Thực tế, việc Facebook cập nhật Dark Mode cho ứng dụng Facebook cũng chỉ là chuyện một sớm một chiều bởi trước đó tính năng này cũng đã có mặt trên ứng dụng Messenger.

AndroidPolice cho biết thông tin nói trên đến từ nhà lập trình Jane Manchun Wong. Cô nổi tiếng là người thường xuyên phát hiện ra các tính năng mới trên nhiều sản phẩm của Facebook thông qua các đoạn mã. Ở thời điểm hiện tại, Facebook chưa xác nhận cũng như chia sẻ những thông tin chi tiết về giao diện mới nói trên.

Facebook thử nghiệm giao diện bóng đêm cực chất cho ứng dụng của mình ảnh 1
Chế độ ban đêm (Dark Mode) ngày càng nhận được sự quan tâm của các đơn vị phát hành ứng dụng và thực tế đang trở thành một xu hướng.

Một trong những lợi ích đầu tiên dành cho chế độ ban đêm nằm ở việc nó giúp người dùng đỡ mỏi mắt hơn khi sử dụng màn hình trong bóng tối. Việc áp dụng chế độ ban đêm cũng giúp giảm lượng ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, từ đó làm giảm nhiều vấn đề phát sinh liên quan ví dụ như mất ngủ. Bên cạnh đó, chế độ ban đêm cũng mang lại độ tương phản cao hơn giúp người dùng đọc được các kí tự trên màn hình rõ ràng hơn vào ban đêm và không cần phải “căng mắt.” Bên cạnh đó, chế độ ban đêm cũng giúp điện thoại tiết kiệm được một phần nào đó dung lượng pin.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?