Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo
HHT - Lâu đài Hạc Trắng tọa tại thành phố Himeji là công trình cổ nhất trong tam đại quốc bảo thành ở Nhật Bản. Trải qua hàng trăm năm, vượt qua bom đạn thời chiến, lâu đài vẫn trụ vững.
Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 1
Ảnh: catgbeck.

Nằm cách trung tâm thành phố Osaka 100 km, lâu đài Hạc Trắng Himeji là địa điểm tham quan nổi tiếng Nhật Bản. Lâu đài Himeji cùng với Matsumoto, Kumamoto được gọi là tam đại quốc bảo thành, ba thành lũy chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc và lịch sử lâu đời của xứ Phù Tang. Trong đó, Himeji có tuổi đời lâu nhất, được xây dựng từ năm 1333.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 2
Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 3
Ảnh: beloved_japan.

Công trình này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1993 và là di tích lịch sử đặc biệt của Nhật. Chiến binh Samurai Akamatsu Norimura đã xây dựng nên lâu đài này. Tường của lâu đài được làm bằng gỗ và phủ một lớp thạch cao trắng để chống cháy. Cũng vì thế mà công trình có tên gọi là “Lâu đài Hạc Trắng”.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 4
Ảnh: emily.traveling.

Thành phố Himeji từng bị tàn phá nặng nề trong Thế chiến 2, nhưng lâu đài Hạc Trắng vẫn oai nghiêm trụ vững. Đây từng là nơi trú ngụ của quân và dân thành phố trong thời chiến. Lâu đài có hệ thống phòng thủ rắc rối như mê cung, tránh kẻ thù xâm nhập.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 5
Ảnh: sueyentsai.

Ngày nay, Himeji mở cửa cho du khách tham quan. Mùa thu và mùa xuân là thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của lâu đài 600 tuổi này. Từ tháng 9-11, lâu đài được phủ vàng, đỏ bởi sắc màu của cây dẻ quạt, cây phong bên ngoài. Xuân đến, lâu đài hóa quang cảnh cổ tích bởi những hàng hoa anh đào nở rộ khoe sắc.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 6
Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 7
Ảnh: traveling.steph, eberin.kou.

Để chiêm ngưỡng hoa anh đào, du khách có thể ghé khu vực phía nam của lâu đài. Với khoảng đất rộng, đây cũng là địa điểm check-in được nhiều tín đồ du sống ảo yêu thích bởi có thể lấy chọn background lâu đài Hạc Trắng.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 8
Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 9
Ảnh: aliyah.ua, jyosuikanbei.

Bên trong lâu đài hiện lưu trữ nhiều tài liệu lịch sử của thành Himeji. Du khách có thể ngắm nhìn thành phố Himeji từ các ô cửa nhỏ của lâu đài.

Lâu đài Hạc Trắng trăm tuổi được người Nhật coi như quốc bảo ảnh 10
Ảnh: mrbyx.

Để đến Himeji, du khách mất khoảng một giờ đi tàu Shinkansen hoặc xe điện từ thành phố Osaka đến nhà ga Himeji. Không chỉ được chiêm ngưỡng công trình lâu đời, tìm hiểu văn hóa, lịch sử độc đáo, du khách đến tham quan lâu đài Himeji còn được khám phá những câu chuyện kỳ bí lưu truyền hàng trăm năm.

Link bài gốc: https://news.zing.vn/lau-dai-hac-trang-tram-tuoi-duoc-nguoi-nhat-coi-nhu-quoc-bao-post1020131.html

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?