Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi
HHT - Điều đặc biệt là vẻ mặt của Thái hậu vẫn hồng hào như lúc còn sống, phía trên đầu có phỉ thúy hình lá sen, trên kê miếng ngọc hoa sen. Thi hài của Từ Hy bị lôi ra ngoài, bị cạy miệng để lấy hạt minh châu đang ngậm.

Kho báu khổng lồ trong lăng mộ của Thái hậu cuối cùng triều Thanh

Trong bộ “Ái Nguyệt Hiên bút ký” của Lý Liên Anh - thái giám tâm phúc của Từ Hy Thái hậu có ghi chép rõ ràng về chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ xa hoa của “Lão phật gia”.

"Từ Hy sinh thời vốn ham mê châu báu ngọc ngà, khi qua đời còn được mai táng theo vô số kỳ trân dị bảo có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc". 

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 1
Chân dung Từ Hy Thái hậu.

Tính sơ trong đó có 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm. Trước khi Thái hậu nhập quan, trong quan tài phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng có đính một lớp trân châu, tổng cộng dày một thước.

Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng, tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu. Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu - 20 triệu lượng.

Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc.

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 2
Từ Hy Thái hậu nổi tiếng vì sự xa xỉ trong ăn, mặc và hưởng thụ khi còn sống.

Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuỗi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại.

Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh - đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá.

Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,… Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mộ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.

Vụ trộm mộ hoành tráng nhất lịch sử Trung Quốc

Trong Đông lăng thì lăng của Càn LongTừ Hy là hoành tráng nhất. Lăng Càn Long bắt đầu xây dựng từ năm 1743, qua 30 năm mới hoàn công, hao phí đến 1,8 triệu lượng bạc trắng.

Lăng của Từ Hy Thái hậu qua 13 năm xây dựng với hao phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc, được xưng là "Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt". Riêng số vàng lá dùng đắp trong ba đại điện của Từ lăng đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật.  

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 3
Địa cung vào lăng mộ Từ Hy thái lậu.

Đám đào mộ do Tôn Điện Anh cầm đầu dọn sạch châu báu vàng ngọc xung quanh quan tài Từ Hy và đồ tùy táng trong "giếng phong thủy", binh lính của Tôn Điện Anh dùng búa nạy tung quan tài Từ Hy ra và hốt sạch sẽ số châu báu lót bên trong. Trong "Thế Tải Đường tạp ức" của một sĩ quan tham gia vụ phá mộ có đoạn: 

"Lúc ấy, nắp quan tài mở ra, ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diện mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc. Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột phụng bào, lấy sạch châu báu trên đó…". 

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 4
Dường như Thái hậu vẫn hồng hào như lúc còn sống.

Điều đặc biệt là vẻ mặt của Thái hậu vẫn hồng hào như lúc còn sống, phía trên đầu có phỉ thúy hình lá sen, trên kê miếng ngọc hoa sen. Thi hài của Từ Hy bị lôi ra ngoài, bị cạy miệng để lấy hạt minh châu đang ngậm. Do hầm tối, chỉ sử dụng đèn pin, có 3 sĩ quan do tranh giành báu vật đã bị bắn chết. 

Để có được làn da như vậy, Từ Hy phải sử dụng cách thức dưỡng da vô cùng cầu kỳ. Mỗi khi rảnh rỗi, Thái hậu thường dùng các loại bảo ngọc, cẩm thạch hình tròn lăn qua lăn lại trên da mặt. Bà còn kết hợp với loại kem dưỡng da đặc biệt làm từ bạch đinh hương, ưng điều bạch, cáp điều bạch. 

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 5
Quan tài Từ Hy Thái hậu bị phá nát.

Thực chất, bạch đinh hương, ưng điều bạch và cáp điều bạch là phân của chim ma tước, chim ưng và chim bồ câu. Từ Hy đã dùng 3 loại phân chim này để tiêu trừ các vết nám hoặc đồi mồi trên da và ngăn ngừa hữu hiệu các nếp nhăn.

Ngoài ra, Từ Hy còn dùng một loại phấn do ngự y trong cung đặc chế là hoắc hương phấn, đinh hương phấn… Những thứ phấn này không chỉ có công dụng làm đẹp mà còn dưỡng nhan rất tốt

Lời kết còn bỏ ngỏ

Ly kỳ xác chết không phân hủy của Từ Hy Thái hậu, da mặt hồng hào như mới đôi mươi ảnh 6
Dù hậu thế biết đến Từ Hy Thái hậu qua các tai tiếng hơn là tiếng thơm, song nhan sắc của bà luôn được đời sau ghi nhận và trở thành niềm ngưỡng vọng của phái đẹp.

Thông tin về việc Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng đã khiến cho toàn Trung Quốc không khỏi phẫn nộ. Liên tiếp có nhiều lá thư điện tín gửi tới tay Quốc dân đảng yêu cầu nghiêm phạt hành vi xâm hại văn hóa này. Chính quyền cũng ban mệnh lệnh "những kẻ liên quan phải truy bắt tới cùng, ra sức điều tra, không được buông lỏng". Thuộc hạ của Tôn Điện Anh là Sư đoàn trưởng Đàm Ôn Giang đóng quân ở Bắc Bình bị bắt và xử lý nghiêm trước hành vi vô đạo đức của mình. Để đối phó với áp lực từ phía dư luận, Nhà cầm quyền đã buộc phải yêu cầu đưa thi thể Từ Hy cùng số châu báu trở lại quan tài trong Đông Lăng. Tuy nhiên kẻ cầm đầu vụ trộm - Tôn Điện Anh lại hoàn toàn thoát tội bằng nhiều cách.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm