Mong mỏi vắc-xin COVID-19, nhưng vắc-xin có thể sẽ không hiệu quả với những người béo phì

HHT - Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, cho dù có vắc-xin COVID-19, thì khả năng lớn là nó sẽ không mấy hiệu quả trong việc bảo vệ những người béo phì.

Nhiều loại vắc-xin khác, như vắc-xin cúm hay viêm gan B, đều kém hiệu quả hơn ở những người béo phì. Đó là một “hình mẫu” mà các chuyên gia tin rằng cũng sẽ đúng với vắc-xin COVID-19, theo trang CNN.

Raz Shaikh, giảng viên khoa Dinh dưỡng, Đại học North Carolina (Mỹ), nói: “Liệu năm sau chúng ta có vắc-xin COVID-19 được chế tạo riêng cho những người béo phì không? Chắc chắn là không. Vậy liệu loại vắc-xin sắp được sử dụng có hiệu quả ở những người béo phì không? Dự đoán của chúng tôi là không”.

Mong mỏi vắc-xin COVID-19, nhưng vắc-xin có thể sẽ không hiệu quả với những người béo phì ảnh 1

Các chuyên gia cảnh báo rằng vắc-xin COVID-19 có thể không hiệu quả với những người béo phì. Ảnh: CNN.

Nhưng điều đó không có nghĩa là những người thừa cân không nên đi tiêm chủng, một khi có vắc-xin. Tiến sĩ Timothy Garvey, giám đốc nghiên cứu về tiểu đường ở Đại học Alabama (Mỹ), nói: “Vắc-xin cúm cũng vẫn có hiệu quả ở những người béo phì, chỉ là hiệu quả thấp”.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng khiến các chuyên gia y tế lo ngại, bởi tỷ lệ người thừa cân trên thế giới hiện nay là rất cao và vẫn tăng nhanh trong những năm gần đây. Riêng tại Mỹ có hơn 107 triệu người bị coi là béo phì, có nghĩa là trọng lượng của họ cao hơn mức trọng lượng được coi là lành mạnh ở mức chiều cao tương ứng. Ở Việt Nam, theo thông tin năm 2019 thì tỷ lệ người béo phì ở nước ta tăng nhanh nhất trong các nước Đông Nam Á.

Mong mỏi vắc-xin COVID-19, nhưng vắc-xin có thể sẽ không hiệu quả với những người béo phì ảnh 2

Nhiều loại vắc-xin tỏ ra kém hiệu quả ở những người béo phì, điều này khiến các chuyên gia y tế lo ngại. Ảnh: Shutterstock.

Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng khẳng định rằng, người béo phì có nguy cơ bị bệnh nặng hơn nếu nhiễm virus corona mới.

Hiện các nhà khoa học trên toàn cầu đều đang nỗ lực thử nghiệm và chế tạo vắc-xin chống lại đại dịch đã lấy đi mạng sống của hơn 700.000 người. Nhưng sớm nhất cũng phải đến cuối năm nay mới có đợt vắc-xin đầu tiên.
Mong mỏi vắc-xin COVID-19, nhưng vắc-xin có thể sẽ không hiệu quả với những người béo phì ảnh 3
Theo (Theo New York Post)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?