Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình?

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình?
HHT - Việc kênh truyền hình dành cho giới trẻ YanTV dừng phát sóng đột ngột đã khiến nhiều người xôn xao. Phải chăng thế hệ Z (vốn chiếm thị phần chính người xem hiện tại) đang không còn mặn mà với các kênh truyền hình nữa?

Vai chính trong câu chuyện thanh xuân

Cách đây 11 năm (2007), kênh truyền hình đầu tiên dành cho giới trẻ VTV6 ra mắt, chính thức mở đường cho một loạt kênh truyền hình hướng đến giới trẻ lần lượt lên sóng sau đó như iTV, Yeah1TV, YanTV. Sau này còn có thêm sự gia nhập của HTV2 Channel, MTV Việt Nam. Tất cả hứa hẹn khai thác “mảnh đất” màu mỡ rating của các khán giả cuối 8x và 9x lúc bấy giờ.

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình? ảnh 1

Những chương trình truyền hình thực tế đầu tiên của Yeah1TV.

Thời điểm đó, thế hệ Y và thế hệ Z đời đầu không có quá nhiều lựa chọn cho việc giải trí. Mạng xã hội chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Truyền hình là một trong những kênh đáp ứng được cơn khát đó. YanTV nhanh chóng dẫn đầu với một loạt chương trình thú vị như Radio 88.8, Ghế đỏ, Yan Around, Yan V-Pop 20, We10. Những chương trình truyền hình thực tế đầu tiên của Yeah1TV như Điệp Vụ Tình Yêu, Chinh Phục Lọ Lem, 2!Idol, Alo Alo khi lên sóng đều thu hút được rất đông đảo khán giả trẻ.

Không chỉ là món ăn tinh thần, những kênh này còn mang nhiệm vụ định hướng cho phong cách sống và gu thưởng thức âm nhạc của nhiều bạn trẻ. Còn nhớ ở thời điểm hoàng kim, cứ ca khúc nào được phát đi phát lại trên YanTV là đảm bảo sẽ trở thành hit được giới trẻ khắp nơi ngân nga. Ngoài ra, đây còn là kênh để các nghệ sĩ trẻ tiếp cận lượng người xem đông đảo một cách dễ dàng. Từ các kênh này, một loạt thế hệ nghệ sĩ trẻ (ca sĩ, diễn viên), VJ có đà để triển sự nghiệp lâu dài.

Một điểm nổi trội của các kênh truyền hình này khi ấy chính là sự sáng tạo của format chương trình, mang đến những điều bất ngờ dành cho khán giả. Tựu trung, các kênh truyền hình này gần như là kênh giải trí độc quyền mà giới trẻ có thể nghĩ tới khi ấy.

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình? ảnh 2

Những chương trình truyền hình thực tế đầu tiên của YanTV.

Từ vai chính trở thành vai thứ phụ

Thông tin YanTV, kênh truyền hình giải trí đình đám một thời chính thức ngưng phát sóng đã để lại tiếc nuối cho nhiều người. Còn các kênh khác thì sao? Theo số liệu của Nielsen, trong 6 năm trở lại đây, khối lượng thời gian xem truyền hình của nhóm 25 tuổi đến 34 tuổi đã giảm khoảng 25,6%. Với nhóm trẻ hơn, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn ở mức 37,9%.

Theo nhận định của phóng viên Kim Thanh (đài VOH), một nhà báo có thâm niên trong mảng văn hóa nghệ thuật, việc YanTV đóng cửa không quá bất ngờ vì chi phí mua sóng quá đắt đỏ, chi phí sản xuất lớn nhưng rating quá thấp. “Nhiều người tiếc khi kênh này đóng nhưng đâu có mấy ai mở tivi lên xem. Ngoài vài kênh như VTV3, HTV7, THVL1, TodayTV thì những kênh còn lại nếu không được bao tiêu quảng cáo cũng chật vật. Hiện giờ không ít đơn vị làm chương trình để phát truyền hình là phụ, lấy nguồn đó kiếm lời trên YouTube mới là chính”.

Có thể thấy được, khi mà trên bàn tiệc có quá nhiều món ngon thì khán giả sẽ ưu tiên chọn món nào ngon nhất, phù hợp với khẩu vị của họ nhất. Đặc biệt là thế hệ Z, lứa khán giả gắn liền với mạng xã hội và YouTube, truyền hình trở thành một kênh giải trí thứ phụ.

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình? ảnh 3

Spotify Việt Nam.

Bạn Đỗ Thị Hồng Vân chia sẻ trên Facebook: “Bây giờ, giới trẻ cũng ít xem truyền hình. Như mình chẳng hạn, cũng 9 - 10 năm rồi không xem các chương trình truyền hình thường xuyên nữa, có laptop - điện thoại - iPad rồi cảm giác truyền hình trở nên không cần thiết nữa”.

Theo báo cáo hằng năm của Acumen được thực hiện bởi Defy Media, giới trẻ luôn tích cực chia sẻ những nội dung mà họ cho là thú vị trên mạng xã hội. Cứ 3 người thì có 1 người chia sẻ nội dung mỗi ngày và 84% giới trẻ chia sẻ nội dung online mỗi tháng.

Chưa dừng lại đó, các bạn trẻ còn là nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng điện thoại di động: Gần 48 % giới trẻ chỉ xem video trên thiết bị di động của họ. Còn theo eMarketer đã thống kê, tính đến thời  năm 2016, có 78 triệu người trẻ xem video online, chiếm 92% người ở độ tuổi 18 - 34.

Bạn Hà Mi (16 tuổi, trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa) chia sẻ: “Nếu nghe nhạc, mình có các trang nghe nhạc trực tuyến như Spotify, Zing MP3, Nhaccuatui; xem video clip thì có YouTube, xem phim thì lên Netflix. Xem xong rồi, mình có thể chia sẻ ngay ý kiến về nội dung trên mạng xã hội. Ngay về các MV K-Pop, khi vừa ra mắt MV, mình có thể xem ngay cùng lúc với cả thế giới trên YouTube, vừa “cày view” cho thần tượng, vừa chia sẻ dễ dàng. Đó là chưa kể các nội dung phim được mua bản quyền trên các kênh truyền hình thường chậm hơn cả tháng so với các trang thuê phim trực tuyến”.

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình? ảnh 4

Netflix bắt đầu phổ biến hơn ở Việt Nam.

Khán giả thế hệ Z đang thực sự xem gì?

Việc giảm sức hút của các kênh truyền hình dành cho giới trẻ nói riêng gần như là một quá trình tất yếu. Khi mà sự sáng tạo đang mất dần, mô-típ lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Trong khi với các kênh như mạng xã hội, YouTube liên tục cập nhật các tính năng mới níu chân người đã dùng và mời gọi người dùng mới. Quá trình này cũng tương tự như việc mất hút của các gameshow truyền hình vốn làm mưa làm gió cách đây không lâu. Hoặc gần đây là sự sụt giảm rating thê thảm của các chương trình thực tế trên truyền hình.

Theo các thống kê của Google Việt Nam, các nền tảng giải trí số đang tiếp tục vượt mặt các kênh truyền thống, đặc biệt là đối với những người sinh từ năm 1996 đến 2010 (thế hệ Z). Họ sử dụng những công cụ trực tuyến để giết thời gian, cập nhật tin tức mới nhất, theo dõi người nổi tiếng và xả stress. Có thể nói, mạng xã hội đang dần trở thành một loại truyền hình kiểu mới nhưng khác truyền hình truyền thống ở chỗ cá nhân hóa sở thích. 

Thế hệ Z đang gắn liền với khái niệm chuyển động không ngừng. Vậy nên, họ muốn được chủ động hơn trong việc chọn lựa loại hình giải trí phù hợp với thời gian linh động của mình. Một điều nữa, thế hệ Z cũng đang muốn trở thành người tạo nên các nội dung số. Thay vì ngồi chờ các kênh truyền hình tạo chương trình phù hợp để xem, thế hệ Z tự tạo luôn cho mình chương trình phù hợp với sở thích, hiểu biết của mình. Dẫn chứng là sự lên ngôi của một loạt beauty blogger Việt như Chloe Nguyễn, Kaity Nguyễn. Từ vị trí của khán giả, thế hệ Z nhanh chóng trở thành người xây dựng nội dung, tự tạo cơ hội cho bản thân phát triển con đường riêng.

Phải chăng Gen Z đang mắc “chứng bệnh”... chán-xem-truyền-hình? ảnh 5

Báo cáo hằng năm của Acumen được thực hiện bởi Defy Media.

Các kênh truyền thông kiểu mới cũng là nơi mở ra nhiều chương trình mang nội dung mới lạ, mà có thể sẽ khó phát sóng trên truyền hình. Như talkshow Quá giang của SaoStar, KingLIVE (JAM, Một tiếng kể hết,...) chia sẻ nhiều vấn đề của giới nghệ sĩ. Các kênh “streaming” về game như PewPew hay Tiền Zombie v4. Các kênh video reaction như JREKML, MRJKPOP, Nhà Có 2 Nàng Điên, Ô Kìa Hiệp.

Tất nhiên, truyền hình vẫn khó mà mất đi nhưng trước sự cạnh tranh của nhiều loại hình giải trí thì truyền hình cần phải tìm ra hướng đi mới để phù hợp với đối tượng khán giả đang dần trẻ hóa, cập nhật xu hướng nhanh. Thế hệ Z hay ở lứa tuổi nào cũng cần sự đa dạng hơn về mặt nội dung, tính hấp dẫn, kết nối, trải nghiệm nhiều hơn qua màn hình tivi.

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?