Sau vắc-xin lao, đến lượt một vắc-xin cũ khác được cho là có thể bảo vệ bạn trước COVID-19

HHT - Cả thế giới đang cố gắng tìm hiểu về SARS-CoV-2, trong khi cũng cố phát triển các loại vắc-xin và cách điều trị COVID-19. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong khi chờ vắc-xin COVID-19, chúng ta có thể tận dụng những loại vắc-xin có sẵn để giảm nguy cơ nhiễm căn bệnh này.

“Đã nhiều năm nay, chúng ta thấy rằng một số loại vắc-xin có thể giúp chống cả những bệnh ngoài khả năng chính của chúng. Ví dụ, vắc-xin lao (BCG), được tạo ra để ngăn nhiễm bệnh lao phổi. Nhưng nó cũng có thể giúp mọi người giảm nguy cơ bị sốt rét” - theo Andrew Bradley, người đứng đầu Lực lượng Nghiên cứu COVID của trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic (Mỹ).

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết “huấn luyện miễn dịch” để giải thích điều này. Theo đó, cơ thể của bạn, trong khi chuẩn bị tự bảo vệ trước một bệnh, thì lại “vô tình” tự bảo vệ luôn trước một bệnh khác.

Sau vắc-xin lao, đến lượt một vắc-xin cũ khác được cho là có thể bảo vệ bạn trước COVID-19 ảnh 1

Vắc-xin phòng lao (BCG) có thể giúp chống cả bệnh sốt rét. Ảnh: AFP.

Với nền tảng đó, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu để so sánh tỷ lệ nhiễm COVID-19 giữa những người đã tiêm một số loại vắc-xin nhất định, với những người không tiêm.

Cụ thể, điều mà họ phát hiện ra là vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella (MMR), cũng như vắc-xin cúm và một vài loại khác - cũng có hiệu quả bảo vệ cơ thể, chống lại COVID-19.

Một số nghiên cứu về vắc-xin MMR và COVID-19 cũng gợi đến giả thuyết rằng, lý do mà trẻ em có vẻ ít bị nhiễm COVID-19 hơn là vì đã tiêm vắc-xin ở thời điểm gần đây hơn so với người lớn. Tuy nhiên, Mayo Clinic cũng nói, chưa thể khẳng định 100% được.

Sau vắc-xin lao, đến lượt một vắc-xin cũ khác được cho là có thể bảo vệ bạn trước COVID-19 ảnh 2

Nghiên cứu mới cho rằng vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR) cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Ảnh: Denver7.

Bác sĩ, Tiến sĩ Roy Benaroch ở Georgia (Mỹ) cho biết, điều quan trọng mà chúng ta rút ra từ nghiên cứu này là tất cả mọi người nên đảm bảo tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến nghị của cơ quan y tế địa phương. Về điều này thì Mayo Clinic cũng đồng quan điểm.

Tuy nhiên, ông Bradley nhắc nhở: “Vậy bạn có nên chạy ngay đến cơ sở y tế và tiêm mọi loại vắc-xin không? Không, hoàn toàn không. Bạn chỉ nên xem lại hồ sơ tiêm chủng của mình, hoặc hỏi bác sĩ nào theo dõi sức khỏe cho bạn, xem mình đã tiêm vắc-xin cúm và MMR đúng lịch chưa. Nếu chưa thì bạn nên đặt lịch tiêm sớm”.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.

Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android

Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Sau vắc-xin lao, đến lượt một vắc-xin cũ khác được cho là có thể bảo vệ bạn trước COVID-19 ảnh 3
Theo (Theo ABC Denver)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?