Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó?

HHT - Bạn luôn nghĩ rằng, bạn mua thỏi son này là do thích màu sắc và thiết kế của nó. Việc bạn chọn uống loại nước giải khát này là vì nó thơm ngon và an toàn cho sức khỏe của bạn. Và chẳng ai có thể bảo bạn mua món đồ này hay cấm bạn mua món đồ kia cả. Tuy nhiên, đó chỉ là nhầm tưởng của chính bản thân bạn mà thôi!

Nếu bạn nghĩ bạn mới là người quyết định việc mình mua gì thì bạn đã nhầm to!

Sự thật là hầu hết những món đồ mà chúng ta mua đều được quyết định bởi các công cụ truyền thông. Nghe có vẻ khó tin khi chúng ta vẫn đi mua sắm mỗi ngày và luôn (cho rằng) tự mình quyết định mua mọi thứ.

Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó? ảnh 1 Ai đã khiến bạn quýnh quáng lên và cảm thấy mình cần phải mua sắm nhiều như thế?

Hãy lấy ví dụ đơn giản với việc mua kem đánh răng, một món đồ quen thuộc nhất mà bạn phải sử dụng hằng ngày. Khi bước vào siêu thị, đứng trước hàng chục nhãn hiệu kem đánh răng khác nhau trên giá, bạn sẽ chọn loại nào? Một số quyết định mua loại kem theo công dụng như chống sâu răng, làm trắng, mang đến hơi thở thơm mát. Có người sẽ cẩn thận lắng nghe tư vấn từ nha sĩ hoặc nhân viên bán hàng tại quầy. Sự thật là cho dù bạn quyết định mua loại kem đánh răng nào đi nữa thì tất cả đều bị chi phối bởi truyền thông.

Bạn đang mua nỗi sợ hãi của chính mình

Thời đại ngày nay, chúng ta có một cuộc “khủng hoảng nỗi sợ”. Và từ trước đến nay, các công ty luôn rất nhạy bén trong việc kiếm chác từ nỗi sợ của cộng đồng về một vấn đề nào đó. Đầu tiên, họ tạo ra một vấn đề mà người tiêu dùng trước đó không hề biết là nó tồn tại. Tiếp đến, bằng những công cụ truyền thông, họ thổi phồng và làm trầm trọng hóa nỗi lo lắng xung quanh vấn đề đó. Cuối cùng, việc của họ là bán “thuốc chữa bệnh”.

Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó? ảnh 2 Chỉ cần gieo cho bạn nỗi sợ, những nhà marketing đại tài có thể lấy hết từng xu trong túi bạn

Các nhà tiếp thị luôn luôn biết cách nhận diện nỗi sợ hãi từ trong con người bạn, kích thích, phóng đại nó và kiếm chác trên nó bằng những cách thức tác động vào chúng ta ở mức độ sâu nhất trong tiềm thức. Nỗi sợ hãi là công cụ mang tính tâm lý mà các công ty và nhà tiếp thị đang lén lút sử dụng nhằm thuyết phục chúng ta.

Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó? ảnh 3 Những người kinh doanh đánh mùi nỗi sợ của bạn cực hay

Hầu hết chúng ta đều sợ mất việc, kinh tế kém. Chúng ta sợ cô đơn và không có bạn bè, sợ người yêu bỏ rơi mình. Chúng ta sợ mình không xinh đẹp, thiếu sự quyến rũ. Ta sợ mắc các loại bệnh, ung thư, sợ già đi, sợ chết. Chúng ta sợ vi khuẩn trong thức ăn hằng ngày và nguồn nước… Ngoài ra, còn muôn vàn những nỗi sợ không thể kể tên mà các nhà tiếp thị và quảng cáo gieo vào tâm trí của chúng ta mỗi ngày.

Giấc mơ siêu anh hùng và công chúa lấy tiền trong ví của bạn như thế nào?

Từ bé, nếu là con gái chúng ta mơ làm công chúa, nếu là con trai chúng ta mơ làm siêu nhân. Dĩ nhiên, những giấc mơ ngày thơ bé nhanh chóng kết thúc khi chúng ta lớn lên. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh của chúng ta về sự nổi tiếng và danh vọng không hề chấm dứt ở thời thơ ấu. Mong ước hình mẫu bản thân lý tưởng trong tương lai đối với người lớn dù nam hay nữ: Giàu có, cuốn hút và nổi tiếng - tương tự như các siêu anh hùng và công chúa khi ta còn nhỏ.

Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó? ảnh 4 Thần tượng bán giấc mơ thông qua những sản phẩm

Nếu như việc mua sắm trên nỗi sợ hãi bắt nguồn từ cảm giác bất an của bạn thì giấc mơ công chúa và siêu anh hùng lại hấp dẫn bạn bằng những ảo tưởng về con người lý tưởng trong tương lai. Vậy nên, bạn hoàn toàn không hề ngại ngần khi bỏ ra hàng đống tiền trong ví để sử dụng những sản phẩm giống các hình mẫu thần tượng. 

Hãy là người mua sắm tỉnh táo hơn trong thời đại công nghệ

Theo bản năng, chúng ta nhìn vào hành vi của người khác làm cơ sở để đưa ra quyết định của mình vì vậy rất dễ mua sắm theo số đông. Dường như chúng ta tin một cách bản năng rằng những người khác biết nhiều hơn về điều chúng ta muốn hơn bản thân chúng ta. Các chuyên gia tâm lý gọi nó là hiện tượng áp lực từ người khác.

Tiêu dùng thông minh: Túi tiền là của bạn, nhưng ai đang thực sự kiểm soát nó? ảnh 5 Bùng nổ mạng xã hội, khắp nơi là một đám đông thuyết phục bạn nên mua thật nhiều các sản phẩm

Để bảo vệ từng đồng tiền công sức, cần phải giữ cho mình một cái đầu lạnh và tỉnh táo với những quyết định mua sắm. Vượt qua áp lực và chỉ mua thứ thật sự có ích cho cuộc sống của mình.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?