Tin tích cực giữa mùa dịch: Tầng Ozone - “lá chắn” bảo vệ Trái Đất đang tự chữa lành

HHT - Thông tin này đã khiến các nhà hoạt động môi trường phấn khích, đồng thời cho thấy sự quan trọng của các giải pháp Xanh đang diễn ra trên toàn thế giới.

Cả thế giới vừa đón nhận một tin vui đó chính là: Tầng Ozone của Trái Đất đang tự chữa lành cho chính mình sau nhiều năm bị chính con người làm tổn hại. Cụ thể, theo mộ báo cáo mới nhất từ Đại học Colorado Boulder, một lỗ hổng tầng Ozone phía trên Nam Cực đang lành lại và tạo ra những thay đổi tích cực với luồng gió (dòng tia - jet stream) trên bán cầu Nam.

Việc này đã ngăn chặn rất nhiều nguy cơ và các mối đe dọa đáng lo ngại đang xảy ra trên toàn Trái Đất. Nguyên nhân gây thủng tầng Ozone chủ yếu do nồng độ khí thải CO2 trong không khí mỗi ngày một gia tăng. Các hóa chất thải ra từ các khu vực công nghiệp nặng trên toàn thế giới cũng gây ảnh hưởng nhiều.

Tin tích cực giữa mùa dịch: Tầng Ozone - “lá chắn” bảo vệ Trái Đất đang tự chữa lành ảnh 1

Bức xạ mặt trời ở Nam Cực vào tháng 10/2015, khi lỗ hổng ozon đạt kích thước kỉ lục. Ảnh: EPA

Theo nghiên cứu của đại học Colorado Boulder, trước đây đã xuất hiện một phương án giúp giảm thiểu tối đa các tác động dẫn đến việc gây thủng tầng Ozone, đó là Nghị định thư Montreal 1985 - thỏa thuận về vấn đề loại bỏ dần việc sản xuất các chất suy giảm tầng Ozone ODS (chủ yếu là các chất cacbon, flo và clo).

Hành động này có thể làm ngừng lại hoặc thậm chí đảo ngược các thay đổi đáng lo ngại xung quanh bầu khí quyển Nam bán cầu. Sau hơn một thập kỉ, tình trạng lỗ hổng tầng Ozone có chuyển biển tốt nhất suốt những năm vừa qua do con người đã có những hành động giảm thiểu đáng kể sự phụ thuộc vào ODS - các chất gây suy giảm tầng Ozone.

Tin tích cực giữa mùa dịch: Tầng Ozone - “lá chắn” bảo vệ Trái Đất đang tự chữa lành ảnh 2

Tầng Ozone qua các thời kì. Ảnh: Internet

Tin tích cực giữa mùa dịch: Tầng Ozone - “lá chắn” bảo vệ Trái Đất đang tự chữa lành ảnh 3

Lỗ thủng Ozone đang đạt mức nhỏ nhất vào 8/2019 và vẫn đang cải thiện tốt. Ảnh: NASA

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây chỉ là một chuyển biến mang tính tạm thời. Tin vui này có duy trì lâu hay không vẫn là một dấu chấm hỏi. Loài người hơn ai hết có trách nhiệm đẩy nhanh việc chữa lành cho tầng Ozone. Nếu chúng ta không thể di chuyển ra bên ngoài vũ trụ và “vá” lớp lỗ thủng lại thì ít nhất hãy “ngồi yên” để giữ gìn nó.

Những ngày vừa qua đường phố trở nên vắng vẻ, các phương tiện giao thông công cộng, rác thải sinh học đã được giảm bớt, dù nhỏ nhưng hành động đó đã phần nào tạo nên những thay đổi đáng kể cho môi trường.

Theo Tổng Hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?