Vắc xin của AstraZeneca và ĐH Oxford được Bộ Y tế phê duyệt hiệu quả thế nào?

HHT - Vắc xin của AstraZeneca-Oxford vừa được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách để phòng chống đại dịch COVID-19, dự kiến sẽ "cập bến" nước ta vào tháng 2/2021. Dưới đây là những điều bạn cần biết về loại vắc xin này.

Để phòng chống đại dịch COVID-19, Bộ Y tế đã phê duyệt cấp phép có điều kiện cho vắc xin của AstraZeneca.

Vắc xin này có tên là AZD1222, được phát triển bởi công ty dược sinh học AstraZeneca của Anh - Thụy Điển, phối hợp với ĐH Oxford (Anh). Các thử nghiệm trước đây cho thấy vắc xin này an toàn và có thể đạt đến mức 90% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm SARS-CoV-2.

Vắc xin AZD1222 được phát triển thế nào?

Cũng như nhiều khoa học gia trên khắp thế giới, các nhà nghiên cứu ở AstraZeneca và ĐH Oxford bắt đầu làm việc khá sớm, từ đầu năm 2020, khi SARS-CoV-2 đang hoành hành ở một số vùng trên thế giới.

Vắc xin của AstraZeneca và ĐH Oxford được Bộ Y tế phê duyệt hiệu quả thế nào? ảnh 1

Vắc xin AZD1222 được phát triển bởi công ty AstraZeneca và ĐH Oxford. Ảnh: Marco Betti.

Đến tháng 4/2020, sau những thử nghiệm ban đầu ở Anh và Ấn Độ, các nhà phát triển vắc xin đã có nhiều bước tiến và báo cáo rằng không thấy có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Vài tuần sau đó, các thử nghiệm được mở rộng ra Nam Phi, Mỹ và Brazil.

Cũng có một vài trục trặc trong quá trình phát triển AZD1222, chẳng hạn như họ phải tạm ngừng thử nghiệm vào tháng 9, khi một tình nguyện viên gặp phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, sau khi đánh giá lại về mức độ an toàn và tính hiệu quả của vắc xin thì việc thử nghiệm lại có thể tiếp tục.

Vắc xin của AstraZeneca-Oxford được sử dụng đầu tiên ở đâu?

Vắc xin của AstraZeneca và ĐH Oxford được Bộ Y tế phê duyệt hiệu quả thế nào? ảnh 2

AZD1222 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Anh vào tháng 12/2020. Ảnh: Getty.

Sau rất nhiều nghiên cứu và các kết quả thử nghiệm Giai đoạn 3 đã được xem xét, vắc xin này được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Anh vào tháng 12/2020.

Vắc xin của AstraZeneca-Oxford hoạt động thế nào?

AZD1222 là một vắc xin vector virus (có thể gọi là vắc xin vector tái tổ hợp). Điều này có nghĩa là nó không chứa mầm bệnh truyền nhiễm. Thay vì vậy, nó dùng một virus vô hại để đưa một mã gene tới các tế bào, cuối cùng là “huấn luyện” cho hệ miễn dịch phản ứng với những sự nhiễm bệnh trong tương lai.

Mọi người ở các nước khác đã dùng vắc xin AZD1222 chưa?

Vắc xin của AstraZeneca và ĐH Oxford được Bộ Y tế phê duyệt hiệu quả thế nào? ảnh 3

Một người ở Anh đang được tiêm vắc xin của AstraZeneca-Oxford. Ảnh: Ben Stansall/ AFP/ Getty Images.

Hàng triệu liều vắc xin AZD1222 đã được sử dụng ở Anh, và nhiều triệu liều đã được chuyển đến các nước khác bao gồm Ma-rốc, A-rập Saudi và Brazil.

Mỗi người cần tiêm mấy liều vắc xin của AstraZeneca-Oxford?

Vắc xin này cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 4 tuần.

Vắc xin AZD1222 có giá bao nhiêu tiền?

Mức giá được quy định khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên, về cơ bản thì nó có giá tốt hơn các loại vắc xin của các công ty dược khác như Pfizer-BioNTech và Moderna. Do Việt Nam đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển loại vắc xin này từ rất sớm theo diện đầu tư mạo hiểm nên mua được vắc xin AZD1222 với giá dưới 10 đôla/2 mũi tiêm (khoảng 235.000 đồng), rẻ hơn so với giá thành nhiều quốc gia khác mua được.

Vắc xin của AstraZeneca và ĐH Oxford được Bộ Y tế phê duyệt hiệu quả thế nào? ảnh 4 
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm