Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây?

HHT - Các quán ăn đã phải lắp vách ngăn, yêu cầu khách giữ khoảng cách khi ngồi trong quán. Còn khi vào toilet ở nơi công cộng như ở trường, ở trung tâm thương mại, rạp chiếu phim…, hay bất kỳ nơi nào có nhiều người dùng chung nhà vệ sinh, thì nguy cơ nhiễm COVID-19 có cao không?

Việc xả nước toilet sau khi đi “nhẹ” có thể tạo ra một “luồng chảy ngược đáng báo động” gồm những phần tử li ti mang theo SARS-CoV-2. Và vì thế, việc vào toilet ở nơi công cộng hoàn toàn có thể khiến chúng ta nhiễm COVID-19, mà nguồn lây thì… không thể xác định.

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc mới thấy rằng, các phần tử mang virus SARS-CoV-2 từ nước tiểu khi được xả nước có thể bắn cao tới hơn 60cm trong không khí, chỉ trong không đầy 6 giây. Nước tiểu của người dùng trước có thể vẫn tồn tại trong toilet, và có thể gây nhiễm bệnh cho người dùng sau. Nguy cơ này đặc biệt cao ở những bồn đứng, tự động xả nước.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 1

Việc vào toilet ở nơi công cộng cũng đem đến nguy cơ nhiễm COVID-19.

“Những bồn tiểu đứng thực sự làm tăng sự lây lan của virus và vi khuẩn” - Xiangdong Liu, một trong các nhà nghiên cứu ở Đại học Dương Châu, nói.

Bởi vậy, ông Liu khuyên: “Ở những nhà vệ sinh ở nơi công cộng, nên bắt buộc mọi người đeo khẩu trang trong thời gian đại dịch”.

Hồi tháng 6, trường Đại học này cũng có một nghiên cứu cho thấy rằng việc giật nước bồn toilet bình thường có thể khiến con virus chết chóc SARS-CoV-2 trong các giọt bắn bay lên cao tới gần 1 mét, và lơ lửng trong không khí hơn 1 phút.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 2

Khi bạn giật nước toilet bình thường, những giọt bắn mang virus có thể tung tóe lên cao tới cả mét. Ảnh: Depositphotos.

Cả hai nghiên cứu trên đều cho thấy những mối nguy hiểm tiềm tàng. Giảng viên về virus học Charles Gerba ở Đại học Arizona (Mỹ) nói với tờ USA Today: “Việc đó (giật nước toilet) có thể làm bắn virus ra những bề mặt khác mà sau đó bạn chạm tay vào, như nút/ cần giật nước, tay nắm cửa… Ngoài ra, còn những gì mà người dùng trước đã “bỏ lại” không? Những giọt dịch li ti chẳng hạn, và bạn có thể sẽ hít vào?”. Cho nên, người sử dụng khi dùng xong nên đậy nắp toilet lại (với những bồn toilet để ngồi) rồi mới giật nước.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 3

Những bề mặt khác trong nhà vệ sinh công cộng cũng có thể nhiễm virus. Ảnh minh họa: Ada Bath.

Ông Gerba nói, hầu hết mọi người không chú ý tới thực tế rằng, phân và nước tiểu cũng phát tán những phần tử li ti vào không khí, trong đó có cả SARS-CoV-2. Ông khẳng định: “Khả năng nhiễm bệnh từ nước tiểu đã bị bỏ sót. Virus đậu mùa, virus Zika đều được thải ra trong nước tiểu. Đó chính là điều đáng ngạc nhiên: Một con virus đường hô hấp có thể được thải ra trong nước tiểu”.

Vào toilet ở nơi công cộng cũng có nguy cơ nhiễm COVID-19, nên làm thế nào đây? ảnh 4
Theo (Theo USA Today)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?