YouTube công bố danh tính 3 nhà sáng tạo thay đổi YouTube đầu tiên của Việt Nam

YouTube công bố danh tính 3 nhà sáng tạo thay đổi YouTube đầu tiên của Việt Nam
HHT - YouTube vừa công bố danh tính 3 nhà sáng tạo được lựa chọn trở thành Đại sứ của chương trình Người Sáng Tạo Thay Đổi YouTube, gồm Giang Ơi, Vlog 1977 và Tizi Đích Lép.

Sở hữu ý tưởng xuất sắc nhất về dự án tạo tác động xã hội thuộc hai chủ đề nâng cao vị thế phụ nữ và chống bạo lực mạng, 3 nhà sáng tạo YouTube Việt, Giang Ơi, Vlog 1977 Tizi Đích Lép đã được lựa chọn để trở thành những Đại Sứ của chương trình Người Sáng Tạo Thay Đổi YouTube đầu tiên tại Việt Nam.

Tháng 1/2020, 3 Đại sứ Người Sáng Tạo Thay Đổi của Việt Nam đã cùng 10 Đại sứ khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham gia Trại Tác Động Xã Hội diễn ra tại Bangkok, Thái Lan để được cố vấn bởi các chuyên gia cho dự án của mình. Được biết, các video trong dự án của các Đại sứ sẽ được công chiếu vào tháng 4/2020. Trước khi tham gia chương trình, cả 3 nhà sáng tạo đều đã tạo ra được những ảnh hưởng đáng chú ý với công chúng Việt. 

YouTube công bố danh tính 3 nhà sáng tạo thay đổi YouTube đầu tiên của Việt Nam ảnh 1

Giang Ơi bắt đầu hành trình trở thành một nhà sáng tạo YouTube của mình từ năm 2015 khi còn là một du học sinh. Những câu chuyện Giang Ơi chia sẻ qua các video phản ánh tư tưởng của một phụ nữ trẻ thành thị hiện đại, truyền cảm hứng cho đông đảo các bạn nữ theo dõi kênh của cô. Trong 4 năm làm YouTube, Giang Ơi tiếp tục mở rộng những chủ đề về phong cách sống, kỹ năng mềm, chia sẻ quan điểm về tình yêu và các mối quan hệ, đến nay, cô đã có hơn 1,17 triệu lượt đăng ký trên kênh của mình và trở thành một trong những nữ vlogger thành công nhất tại Việt Nam. 

YouTube công bố danh tính 3 nhà sáng tạo thay đổi YouTube đầu tiên của Việt Nam ảnh 2

Năm 2019, YouTube Việt chứng kiến sự nổi lên của một cái tên mới. Thành lập từ tháng 8/2019 với vỏn vẹn 6 video tính đến nay, nhưng Vlog 1977 đã thực sự trở thành một hiện tượng mạng với hơn 1,75 triệu lượt đăng ký kênh và trung bình hơn 10 triệu lượt xem mỗi video. Các video của Vlog 1977 được thực hiện theo kiểu phim xưa, từ hiệu ứng hình ảnh, bối cảnh, trang phục, âm thanh đến cách đọc thoại của các nhân vật, dựa trên chất liệu văn học Việt Nam hiện đại.

Khởi đầu với một trang nội dung giải trí chủ đề tình yêu, giới tính cho giới trẻ, cặp đôi Tizi Đích Lép - Trúc Nguyễn và Quang Minh đã có được một lượng fans đông đảo trên mạng xã hội và bắt đầu thành lập kênh YouTube Tizi Đích Lép. Kinh nghiệm và sự sáng tạo trong lĩnh vực marketing của cặp đôi được ứng dụng vào việc sáng tạo nội dung cho các video trên kênh của mình.  

YouTube công bố danh tính 3 nhà sáng tạo thay đổi YouTube đầu tiên của Việt Nam ảnh 3
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?