Chiếc xe có động cơ tự động vẫn chạy bền hơn chiếc xe do người khác đẩy, phải không em?

HHT - Nếu em luôn tin là mình có thể học giỏi được và tin tưởng đủ lâu thì không cần đến bố mẹ tạo sức ép, em vẫn có thể phát triển được.

Anh Sky ơi,

Gần đây có nhiều bài báo về việc trẻ em bị bố mẹ bắt học nhiều quá hóa điên hoặc bị tổn thương về mặt tinh thần và nhân cách khiến em rất lo lắng! Em là đứa chẳng thông minh lắm, nhưng bố mẹ suốt ngày cứ ép em học. Em rất muốn nói chuyện với bố mẹ một lần là em không thể học giỏi được, nếu cứ sức ép thế này chắc em điên mất!

Quora_aura94@yahoo.com

Em thân mến,

Nếu anh nói với em là ngay cả khi em tự nhận xét bản thân em không thông minh lắm, em vẫn có thể học giỏi được, em có tin không?

Có một thí nghiệm Sinh học vui thế này. Người ta nhốt một con châu chấu vào trong một cái lọ thủy tinh hình trụ. Mấy hôm đầu con châu chấu nhảy loạn cả lên nhưng đụng trần rồi rơi xuống. Quan sát thấy con châu chấu có vẻ đã nản chí, người ta mới dỡ bỏ cái trần thủy tinh đi. Từ đó về sau, con châu chấu vẫn nhảy nhưng không bao giờ nhảy qua cái mức trần thủy tinh nữa. Anh kể câu chuyện này để quay trở lại câu hỏi với em là, trước hết bản thân em có tin là mình có thể làm được không, có nghĩ là em có thể học giỏi không? Nếu em luôn tin là mình có thể học giỏi được và tin tưởng đủ lâu thì không cần đến bố mẹ tạo sức ép, em vẫn có thể phát triển được.

Chiếc xe có động cơ tự động vẫn chạy bền hơn chiếc xe do người khác đẩy, phải không em? ảnh 1 Phải tin vào chính bản thân của mình

Ở Việt Nam, chúng mình thường có quan niệm hơi sai sai một tí là học vì điểm, vì bố mẹ ép, vì để sau này ra đường không bị đánh giá, vì phải bằng bạn bằng bè… Nói chung là vì tất cả mọi người trên trái đất này ngoại trừ chính chúng ta J. Vì thế, động lực của việc học giỏi cũng là để thỏa mãn và tránh áp lực (nếu có) từ các đối tượng kể trên.

Ở Mỹ, để được nhận vào đại học, sinh viên thường phải gửi một lá thư tối quan trọng đến trường gọi là: “Motivational letter” hay “Statement of Purpose” nôm na là nói cho trường biết động lực hay mục tiêu của việc đi học của em là gì. Anh thích ý tưởng này và đã từng viết nhiều lá thư như thế. Đó là cơ hội để anh nhìn lại chặng đường đã qua, tự hỏi bản thân liệu việc đi học có quan trọng với mình đến thế, nếu học thì sao - không thì sao? Những câu hỏi này cho phép anh nhìn rõ động lực để mình phấn đấu là gì, học để cho chính bản thân anh chứ không vì bất kì ai khác.

Chiếc xe có động cơ tự động vẫn chạy bền hơn chiếc xe do người khác đẩy, phải không em? ảnh 2 Đưa ra một mục tiêu rõ ràng bạn sẽ đạt đến đích

Thế nên, anh sẽ không ngạc nhiên nếu có đứa bạn học xong hỏi làm gì tiếp, nó bảo tao muốn học lên Tiến sĩ để nghiên cứu về Lịch sử! Anh thấy nó cũng bình thường như cân đường hộp sữa nên mới hỏi tiếp là điểm mày cũng không phải xuất sắc, mày có chắc là mày muốn đi theo con đường học thuật thế này không? Nó mới trả lời anh rằng, tao biết thừa năng lực của tao chứ, nhưng mà tao thích học, tao biết tao đang làm gì. Anh mới hỏi thế nhỡ mày đang nghiên cứu cái bị “bí đỏ” thì sao. Nó mới nói rằng thế giới có hàng ngàn người để mình học hỏi được, tiếp cận họ. Nhờ Internet mà việc này lại càng trở nên quá dễ dàng, chỉ cần tao tin vào những cái tao muốn làm, có 8 triệu người trên Trái đất có thể giúp tao được.

Chiếc xe có động cơ tự động vẫn chạy bền hơn chiếc xe do người khác đẩy, phải không em? ảnh 3 Kiên trì bền bỉ sẽ thành công

Ai cũng nghĩ bạn anh dùi mài kinh sử đến phát điên, nhưng thực tế là nó đi khắp nơi trên Trái đất này thật, đi tìm những câu chuyện, ghi lại những hình ảnh và tiếp tục nghiên cứu điều mà nó đam mê. Nó đang đi học mà không có ông thầy hay bố mẹ nào ép cả em ạ, như chú châu chấu vẫn tiếp tục nhảy dù đụng phải trần rồi lần sau lại nhảy cao hơn, mạnh hơn vẫn chưa phát điên em ạ. Chiếc xe có động cơ tự động vẫn chạy bền hơn chiếc xe do người khác đẩy, phải không em?

Theo Ảnh mang tính minh họa
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm