Hình ảnh phác thảo về “người nghiện game sau 20 năm” bị các game thủ chỉ trích dữ dội

HHT - Một nghiên cứu về "những người nghiện nặng game trông sẽ như thế nào sau 20 năm nữa" đã nhận lại phản ứng dữ dội từ phía các game thủ, họ cho rằng nghiên cứu này là phi thực tế và cực đoan.

Cụ thể, sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ các tổ chức uy tín như NHS, National Geograph, WHO và UKIE, nhóm nghiên cứu đến từ O.C đã phác thảo hình ảnh một “game thủ nghiện game” sẽ trông như thế nào sau 20 năm nữa nếu vẫn cứ duy trì lối sống như thế này.

Game thủ nghiện game này được gọi là Michael. Hình dạng của nhân vật này khiến không ít người xem hoảng sợ với đôi mắt với đầy tơ máu, đồng tử đen mở to hơn bình thường.

Theo O.C, vì ở trong phòng kín không có ánh sáng trong thời gian dài nên làm cho da của game thủ này thiếu đi Vitamin D và B12, từ đó khiến da trở nên trắng bệch thiếu sức sống, đầu cũng hói dần đi.

Hình ảnh phác thảo về “người nghiện game sau 20 năm” bị các game thủ chỉ trích dữ dội ảnh 1 Vì không vận động nhiều nên bụng to của game thủ cũng to bất thường vì tích mỡ, mặc dù thân hình không hề mập mạp.

Do thao tác với bàn phím cùng bấm chuột thường xuyên nên phần da ở đầu ngón tay bị chai đi nhiều và xương ngón tay cũng trở nên biến dạng. Phần vai và lưng nhân vật cũng bị gù đi vì ngồi nhiều và không đúng tư thế. Bên cạnh đó, do game thủ này thường đeo tai nghe nên sau 20 năm thì phần đầu của anh ta cũng biến dạng trầm trọng.

Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng nửa thân người trên, phần thân dưới của game thủ này cũng bị biến dạng theo nhiều năm. Vì phải ngồi thường xuyên nên máu ở chân không được lưu thông gây ra phù nề, và còn có thêm phần sưng to ở mắt cá chân.

Ngay sau khi nghiên cứu này được công bố, các game thủ đã có những phản ứng dữ dội, phần lớn đều cho rằng nghiên cứu này là phi thực tế và mang tính cực đoan.
Hình ảnh phác thảo về “người nghiện game sau 20 năm” bị các game thủ chỉ trích dữ dội ảnh 2 Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Pixabay)
Ewan (đến từ Nottingham, Anh) cho rằng, nghiên cứu này thật sự vô nghĩa. Mỗi tuần, Ewan dành từ 15 - 20 giờ để chơi game trực tuyến. Game thủ này nêu quan điểm, hình ảnh của người nghiện game do O.C phác thảo nên là một khuôn mẫu rườm rà và mệt mỏi. Người chơi game hiện nay không hề giống như vậy.
Ewan cho biết thêm: "Không làm gì khác ngoài việc chơi trò chơi điện tử rõ ràng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn, vì vậy tôi không thực sự hiểu những gì nghiên cứu này đang thể hiện. Nếu tôi không làm gì cả ngày ngoài việc ngồi trong vườn thì tôi sẽ chết trong vòng một tháng, vậy thì tại sao không nghiên cứu về điều đó? Hơn nữa, trong nhóm nghiên cứu này, chỉ có duy nhất một người là chuyên gia y tế".
 Đồng quan điểm với Ewan, Tiến sĩ y tế Samar Mahmood cũng cho rằng, nghiên cứu này không thực tế và mang tính cực đoan. 
 "Hình minh họa rõ ràng là rập khuôn và rất cực đoan khi chỉ ra hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe có thể phát sinh từ chứng nghiện chơi game. Trong thực tế, hầu hết các game thủ sẽ gặp phải tất cả những vấn đề này giống như hầu hết những người hút thuốc, sẽ phải đối mặt với các biến chứng của việc hút thuốc.
 Tuy nhiên, tất cả các vấn đề sức khỏe được mô tả ở đây có thể liên quan đến lối sống ít vận động - bao gồm cả người nghiện chơi game. Thay vì tập trung vào yếu tố gây sốc về ngoại hình thực tế, hãy quan tâm tới thông điệp mà nghiên cứu này mang lại: Một lối sống ít vận động có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần" - Tiến sĩ Samar Mahmood chia sẻ.
 John - một game thủ dành 10 giờ/ tuần để chơi game (đến từ Manchester, Anh) cũng cho rằng: "Đối với tôi, nghiên cứu này có vẻ hơi nhảm nhí. Hầu hết mọi người làm việc trên máy tính của họ lâu hơn một game thủ trung bình sẽ ngồi trước máy tính, tại sao nghiên cứu này lại không nói về họ? Những người chơi game còn thích ra ngoài và giao lưu. Chúng tôi không chỉ ngồi trong một căn phòng tối nhìn chằm chằm vào màn hình".
  Hình ảnh phác thảo về “người nghiện game sau 20 năm” bị các game thủ chỉ trích dữ dội ảnh 3

Theo nghiên cứu của O.C, “game thủ nghiện game” sẽ trông như thế này sau 20 năm nữa.

Tiến sĩ Mahmood cũng đưa ra lời khuyên về "bí kíp" chơi game an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, cụ thể:

- Duy trì một tư thế tốt và tránh ngồi một chỗ quá lâu, điều này sẽ giảm được đau cổ, vai và lưng.

- Cân bằng hoạt động trong nhà với hoạt động ngoài trời.

- Kiểm tra mắt ít nhất một lần/ năm, đặc biệt nếu bạn là một game thủ. Thời gian dài nhìn màn hình máy tính/ thiết bị điện tử có thể gây mỏi mắt, nhức đầu và mờ mắt.

- Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ăn nhanh trong khi chơi game.

Theo unilad.co.uk
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?