Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ
HHT - Nằm sâu trong rừng, hồ Kaindy của Kazakhstan cho du khách cơ hội khám phá một thế giới kỳ diệu dưới mặt nước, với hiện tượng cây mọc ngược kỳ thú.
Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 1
Ảnh: Pond5.

Hồ Kaindy nằm cách thành phố Almaty (Kazakhstan) 129 km, hình thành sau một trận động đất vào năm 1911. Đất đá lở tràn xuống hẻm núi, tạo thành con đập tự nhiên. Nước mưa rơi xuống thung lũng tạo thành hồ nước.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 2
Ảnh: Adventurous Travels.

Hồ Kaindy nổi tiếng với làn nước xanh biếc và những cây thông “mọc ngược”. Sau trận động đất, những cây thông theo đất lở chìm dưới nước.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 3
Ảnh: Adventurous Travels.

Theo thời gian, những cành cây phía trên rụng dần, để lại thân cây thẳng tắp và bạc màu, tạo cảm giác như một khu rừng chết.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 4
Ảnh: Adventurous Travels.

Tuy nhiên, nước hồ lạnh đến mức các cành và lá thông vẫn còn nguyên sau hơn 100 năm, phủ đầy rong rêu, tạo cảm giác như đây là thế giới lộn ngược, thân cây ở trên không, tán cây ở dưới nước.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 5
Ảnh: Cat in water.

Nhiệt độ nước ở đây vào mùa hè cũng không vượt quá 6 độ C. Điều này cũng giúp nước hồ có độ trong vắt thích hợp cho du khách lặn khám phá, nhưng cần sử dụng đồ lặn giữ nhiệt đặc biệt.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 6
Ảnh: Voxpopull.

Đây là điểm lặn nổi tiếng, đem lại cho du khách cảm giác như lạc vào một khu rừng cổ tích dưới nước. Bạn có thể chiêm ngưỡng những lá thông còn nguyên vẹn và khám phá khung cảnh siêu thực dưới làn nước trong vắt.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 7
Ảnh: Voxpopull.

Cảnh tượng này khiến du khách có cảm giác như lạc vào một khu rừng dưới nước.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 8
Ảnh: Videoblocks.

Hồ Kaindy còn thu hút du khách nhờ màu sắc độc đáo, chuyển từ xanh ngọc sang xanh phỉ thúy, tùy thuộc vào ánh sáng. Màu sắc này có được là nhờ các khoáng chất tích tụ dưới làn nước theo thời gian.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 9
 Ảnh: Adventurous Travels.

Khung cảnh quanh hồ gây ấn tượng nhờ vẻ hùng vĩ, với những cây thông nhọn và núi đá hiểm trở.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 10
Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 11
 Ảnh: Adventurous Travels.

Thời điểm lý tưởng để khám phá hồ nước dài gần 400 m này là cuối xuân và đầu thu. Khi đó, bạn không chỉ được ngắm nhìn thế giới dưới nước, mà còn được chiêm ngưỡng thảm thực vật tuyệt đẹp xung quanh.

Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 12
Hồ nước hút khách nhờ hiện tượng cây mọc ngược kỳ lạ ảnh 13
Ảnh: Adventurous Travels.

Hồ Kaindy nằm trong Công viên quốc gia Hồ Kolsai, ngay ở biên giới với Kyrgyzstan. Du khách có thể đến làng Saty dưới chân núi để tìm chỗ nghỉ chân hay ở qua đêm. Hồ cách làng khoảng 15 km đường đất. Bạn nên thuê hướng dẫn viên bản địa do người dân nơi đây không biết tiếng Anh.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?