Q&A về cốc nguyệt san: “Cô bạn” sành điệu và xịn xò trong những ngày “đèn đỏ”

HHT - Xuất hiện như một vị cứu tinh cho hội teen năng nổ, hay hoạt động mạnh kể cả vào những ngày “đèn đỏ”, cốc nguyệt san là một người bạn “xịn xò” mà teen có thể thử kết thân.

Những điểm cộng của “bé cốc”

Khác với băng vệ sinh hay tampo, cốc nguyệt san (còn được gọi là cốc kinh nguyệt) có hình dạng cái phễu nhỏ, được đưa vào âm đạo, ngay dưới cổ tử cung, để đựng “cơn mưa đỏ” thay cho “thứ bí ẩn và có cánh” trong ngày ấy.

Q&A về cốc nguyệt san: “Cô bạn” sành điệu và xịn xò trong những ngày “đèn đỏ” ảnh 1

Nỗi khổ tháng nào cũng ghé

Sức mạnh của “bé cốc”

Luôn phải đi trước ngó sau, tách mình khỏi các  hoạt động vui chơi, giải trí vì nguy cơ “tràn bờ” lên tới 101%!

 Với cơ chế hoạt động “hứng trọn” của mình, bé cốc có thể giúp bạn sinh hoạt như bình thường. Khỏi lo cảm giác khó chịu, “bứt rứt” hay “co ro” mình lại nữa rồi!

Không dám mặc quần legging vì sợ hiện tượng  “gồ ghề” và “lồi lõm”.

 Bé cốc nằm trọn trong “cô bé” nên bạn có thể an tâm diện những bộ cánh mình thích nhất!

“Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” vì đau  bụng mà nguyên nhân là do sự co thắt của các  cơ trong tử cung nhằm đẩy “mưa” ra ngoài.

 Khi sử dụng bé cốc, các cơ trong cổ tử cung sẽ bớt co thắt hơn do “mưa” đã được em í “ôm trọn” hết rồi!

Theo các nghiên cứu, mỗi miếng băng vệ sinh  thông thường cần thời gian phân hủy tương  đương với 4 túi nhựa, và trung bình, mỗi người  phụ nữ sẽ sử dụng tổng cộng 10.000 băng vệ  sinh trong suốt cuộc đời!

 Bé cốc có thể được tái sử dụng lên đến 10   năm. Do đó, các bạn có thể tiết kiệm được một khoản kha khá, chỉ với việc đầu tư cho mình một chiếc cốc phù hợp đấy!

Với tất cả những ưu điểm kể trên, bé cốc đang trở thành một xu hướng được các bạn gái “kết thân”.

Q&A về cốc nguyệt san: “Cô bạn” sành điệu và xịn xò trong những ngày “đèn đỏ” ảnh 2

Kết thân đừng quên “thấu hiểu” nhau

Xịn xò là thế nhưng giống như mọi phương pháp “cứu hộ” khác, bé cốc cũng có những đặc điểm mà bạn cần lưu ý khi sử dụng.

Mình thấy đau rát “cô bé” khi cố đưa cốc vào vào những lần đầu tiên thì có sao không? Đôi khi cơn đau kéo dài gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày hình như không ổn lắm?

Trên thị trường, cốc được phân loại theo nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau tùy theo kích cỡ của “cô bé”, lượng kinh nguyệt tiết ra, độ nông sâu của cổ tử cung... Bạn cần lựa chọn thật kĩ chiếc cốc nào phù hợp với cơ địa của mình. Nếu dị ứng latex thì chú ý mua cốc làm từ silicone để tránh gây ra phản ứng dị ứng bạn nhé!

Nghe nói “bé cốc” có thể làm hỏng “minh chứng” cho “lần đầu” của mình?

Theo các bác sĩ và chuyên gia thì việc này hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn đưa một vật thể lạ vào “hang động”. Tuy nhiên một số người cơ địa khác biệt hoàn toàn không có “tấm mảng mỏng” hoặc nó có thể mất đi khi ngã xe, hoạt động mạnh... Vì vậy, bạn cứ suy nghĩ thật kĩ, tốt nhất là nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, bố mẹ trước khi “kết thân” với bé cốc nhé!

Những ngày đèn đỏ mình không bị quá nhiều, vậy có thể dùng “bé cốc” cho cả ngày được hay không?

Thật ra bạn không nên “gắn bó” với “bé cốc” quá 12 giờ mỗi lần vì thời gian đó em í thường đã đầy và cần được lấy ra làm sạch. Chưa kể vật lạ gì ở trong cơ thể quá lâu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khi em í nằm trong âm đạo thì có thể gây ra hội chứng sốc độc. Vậy nên bạn hãy lưu ý kỹ nha!

Q&A về cốc nguyệt san: “Cô bạn” sành điệu và xịn xò trong những ngày “đèn đỏ” ảnh 3

Mách nhỏ khi sử dụng cốc

Bỏ túi những lưu ý sau cho lần “kết thân” tới với bé cốc bạn nha!

- Luôn tiệt trùng cốc với nước sôi trước khi sử dụng.

- Nhớ rửa tay, khử khuẩn sạch sẽ để tránh “cô bé” bị nhiễm trùng khi đưa bé cốc vào.

- Khi đã sở hữu cho mình một chiếc cốc và bắt đầu sử dụng, hãy đảm bảo rằng phần đầu cốc đã được làm nhẵn và dũa kỹ càng để không gặp rắc rối khi đưa vào nhé!

- Để thuận tiện hơn khi sử dụng, bạn có thể cắt một phần đuôi cốc nếu cảm thấy đuôi quá dài, tùy thuộc vào cơ địa và cảm giác của bạn khi mang cốc.

- Bôi trơn phần miệng cốc hoặc bên trong âm đạo bằng gel nếu bạn cảm thấy khô và khó đưa vào, hãy dùng gel gốc nước thay vì gel có dầu vì dầu sẽ làm hư silicone y tế đó!

Trân trọng cảm ơn Bác sĩ Trang Phương Trinh (Bệnh viện New York Presbyterian, Mỹ) đã hiệu đính cho bài viết.

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm