Hóa ra chẳng có việc gì bạn làm trên mạng mà “ẩn danh” được hoàn toàn cả!

Hóa ra chẳng có việc gì bạn làm trên mạng mà “ẩn danh” được hoàn toàn cả!
HHT - Chế độ “duyệt web giấu tên” được cho rằng sẽ giúp bạn duyệt web mà không để lại một “dấu vết” nào, hóa ra không phải như vậy!

Đa số người sử dụng đều biết đến chế độ “duyệt web ẩn danh” (“Incognito window” trong Google Chrome, “Private window” trong Firefox, hay “Private mode” trong iOS trên iPhone, iPad). Và bạn, cũng như hầu hết mọi người, hẳn nghĩ rằng chế độ này có thể giữ bí mật bất kỳ việc gì bạn làm trên mạng. Điều này không đúng đâu.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng, mặc dù tính năng này ngăn không cho các hành động duyệt web của bạn được lưu lại, nhưng mọi hành động đó đều có thể được theo dõi bởi những người quản lý hệ thống (ở trường học, nếu bạn dùng máy tính ở trường; hoặc nhà cung cấp Internet, nếu bạn dùng mạng ở nhà). Ngoài ra, thông tin về những gì bạn làm trên mạng, từng đường link mà bạn bấm vào, đều có thể được mua bán bởi bất kỳ công ty nào muốn có. Mặc dù trong phần lớn trường hợp thì những công ty mua thông tin chỉ nhằm mục đích quảng cáo tiếp thị, nhưng một số đối tượng xấu cũng có thể dùng vào mục đích khác nữa.

Và vấn đề quan trọng ở đây là, một nghiên cứu mới của Đại học Chicago đã chỉ ra rằng đa phần là chúng ta không biết được sự “thiếu riêng tư” của mình.

Mọi việc chúng ta làm trên mạng đều có thể được ghi lại, dù bạn dùng chế độ

Những kết quả thống kê cho thấy 56,3% số người sử dụng đã tưởng rằng lịch sử tìm kiếm của họ sẽ không bị lưu lại; 46,5% số người nghĩ rằng những trang mà họ đánh dấu khi dùng chế độ “ẩn danh” cũng sẽ không bị ai biết; và 40,2% số người cho rằng duyệt web “giấu tên” thì sẽ được giấu luôn cả địa điểm của mình. Và tất cả những người này đều… sai!

Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Những hiểu nhầm này bao gồm cả việc bạn tin rằng dùng chế độ “duyệt web ẩn danh” thì sẽ ngăn được việc định vị, quảng cáo, virus, bị tìm kiếm và theo dõi bởi cả trang web mà bạn vào lẫn nhà cung cấp dịch vụ Internet”.

Nghiên cứu này được đưa ra khi scandal rò rỉ thông tin của Facebook còn chưa lắng xuống, khiến người sử dụng lo ngại về việc những ai có thể dùng thông tin của mình, và vào những mục đích nào.

Trong khi chờ đợi những thay đổi ở tầm vĩ mô, thì có một điều chúng ta cần nhớ, là mọi việc chúng ta làm trên mạng mà muốn “che giấu” - tìm thông tin xấu, bôi nhọ hay giả mạo người khác… - đều sẽ được lưu lại trong kho dữ liệu nào đó, ở đâu đó. Như các nhà nghiên cứu chỉ ra: “Cụm từ “ẩn danh” hay “riêng tư” khiến người dùng hiểu nhầm ý nghĩa của chúng”.

Hay nói cách khác, bạn chẳng hề “ẩn danh” hoặc “riêng tư” như bạn nghĩ đâu.

Theo INDEPENDENT
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?