Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây!

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây!
HHT - Ai cũng tưởng mỗi khi đi ăn biết nhìn giá, gọi món thì chẳng sợ “ăn quả lừa”. Sự thật là bạn lúc nào cũng “dính chưởng” 11 bẫy thông thường dưới đây mà thôi.

Thực đơn gì-cũng-có

Bạn có để ý là nhiều nhà hàng có mục dành cho người ăn chay? Thực ra đây là một “tuyệt chiêu” để ai cũng phải chọn món mà thôi. Lần sau khi đi ăn, bạn hãy thử để ý sẽ thấy thực đơn nào cũng có những món ăn theo “mốt”, món no no cho người thực sự ăn và cả những món ăn nhẹ cho những người “ngồi không”.

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 1

Nhạc nền hay? Bạn đang “sụp bẫy” đó!

Những bản nhạc mà bạn hay nghe mỗi khi “nhâm nhi” tại một quán ăn nào đó thực ra là một chất kích thích chính hiệu. Đơn giản bởi vì các nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng ăn nhiều hơn khi được nghe nhạc. Chẳng hạn như khi nghe nhạc cổ điển, sức ăn của bạn sẽ tăng lên đến tận 10% và muốn ở quán lâu hơn đấy!

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 2

Những món ăn kèm dưới giá 10%

Có bao giờ bạn đến một cửa hàng pizza hay gà rán và được nhân viên hỏi về việc tăng size nước, khoai chiên hay sốt với giá thành dao động chỉ từ 10.000 đến 20.000 ngàn? Thực ra đây là một trò tâm lí mà thôi bởi vì trước đó bạn vừa bỏ ra 200.000 để mua một cái pizza thì ngại gì chi thêm 20.000 để thêm sốt đúng không nào?

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 3

Một thực đơn từa lưa món

Nếu bạn luôn phân vân không biết ăn gì khi đứng trước một quán ăn nào đó thì chính xác là bạn đã “sụp bẫy” luôn đó. Chuyên viên quản lí nhà hàng Aaron Allen đã chứng minh rằng menu lộn xộn là cách làm “rối trí” khách hàng. Bạn chẳng biết chọn món đó có ngon hay không, lỡ bỏ tiền ra không ăn được thì sao? Vậy là thay vì chọn sai, bạn sẽ quyết định mua những món ăn được “đề cử” nằm riêng một vùng đặc biệt với giá cao hơn tí tẹo.

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 4

Cái gì cũng “nhà làm”

Yêu cầu tiên quyết để “kiếm lời” là các cửa hàng phải làm bản thân mình nổi bật. Chẳng hạn như giữa tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm, “nhà làm” trở thành mốt. Các từ khoá “giảm cân”, “đẹp da”, “chính hiệu” sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn. Sẽ có rất nhiều khách không dễ bị “dụ dỗ” nhưng ít nhất họ sẽ “thử” để kiểm chứng độ “chính hiệu”. A lê hấp, thế là có thêm một con nai sụp bẫy.

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 5

Thêm kem/ sữa/ trân châu/…?

Đại đa số những câu hỏi bạn dễ “sụp hố” nhất như “Đổi ly lớn hơn” hay thêm một thứ gì đó vào ly cà phê, trà sữa thơm ngon đều được phục vụ hỏi ngay sau khi đặt món. Trong lúc “mơ hồ”, xác suất gật đầu của khách hàng luôn đạt hơn 70%. Đó là lúc bạn chẳng thể rút lại lời nói.

Ngoài ra, ở một số cửa hàng còn có một cái “bẫy” về kích cỡ. Ví dụ ly “tiêu chuẩn” thực ra là ly nhỏ, còn ly lớn bạn mua thực chất mới “đúng tiêu chuẩn” đấy. Và ai mà chẳng muốn bỏ thêm tí tiền mua ly lớn hơn chứ?

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 6

Những cái dĩa luôn được dọn

Chính xác thì đây là “tuyệt chiêu” cuối cùng. Các bồi bàn sẽ cố gắng “dọn dẹp sạch sẽ” tất cả những dĩa dùng xong trên bàn của bạn. Mặc dù, bàn ăn trông sạch sẽ hơn thật nhưng đây là cách để các thực khách nghĩ họ vẫn chưa gọi món “quá đà” và tiếp tục order món thôi. Chứ giả sử mà thấy một chồng đĩa cao nhòng tụi mình không mau thanh toán mới lạ đó! 

Hóa ra đó giờ tụi mình đã “sập bẫy” các quán ăn vì lỗi ngớ ngẩn thế này đây! ảnh 7

GAO ĐỎ

Theo Brightside
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?