Cờ Chaturanga - tiền thân của cờ tướng, cờ vua
Đây là một trò chơi cổ xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 6 sau Công Nguyên. Trò chơi được mô phỏng với bốn đội quân của Ấn Độ xuất hiện trên bàn cờ gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh và xa binh tương ứng với các quân cờ hiện đại là chốt, mã, tượng và xe. Ban đầu, người ta dùng trò chơi này để giải thích các chiến lược tác chiến cho các chiến sĩ trẻ trong quân đội và sau đó dần dần phát triển cùng những luật chơi mới.
![]() |
Ở châu Âu trò chơi có tên gọi là cờ vua, sang Trung Quốc thành cờ Tướng và tới Nhật thành cờ Shogi.
Sukuitamaken hay trò chơi tung bóng Kendama
Người Nhật ngày xưa có một trò chơi có tên gọi là Sukuitamaken và ngày nay nó đã gọi với một cái tên mới là Kendama. Tên gọi Kendama được đưa vào sử dụng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trò chơi này có cấu tạo gồm một tay cầm bằng gỗ có hình dạng như thanh kiếm nối với một quả bóng bằng một sợi dây. Quả bóng có một lỗ bên trong khít với đầu nhọn của tay cầm. Ở hai bên của tay cầm còn có 2 chén lõm với kích thước khác nhau và một chén lõm nhỏ hơn nằm ở phía đuôi của tay cầm.
![]() |
Người chơi có nhiệm vụ hất cho trái bóng nhỏ bay lên không rồi khéo léo đưa đầu nhọn của tay cầm đón đúng vào lỗ trái bóng hoặc đưa trái bóng vào 2 chén lõm.
Trò chơi Yo-Yo
Nguồn gốc của Yo-Yo vẫn còn rất nhiều tranh cãi, nhưng theo nhiều tài liệu cho thấy trò chơi này có nguồn gốc từ Trung Quốc khoảng năm 1000 trước Công Nguyên do sự giống nhau của Diabolo và Yo-Yo. Cơ chế hoạt động và hình thức của Diabolo gần giống tương tự như Yo-Yo ngày nay. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra trò chơi tương tự ở Hy Lạp khoảng 500 năm trước Công Nguyên, tại Pháp những năm 1700 sau Công Nguyên.
![]() |
Vào năm 1928, khi Pedro Flores, một người Mỹ gốc Philippines mở công ty sản xuất Yo-Yo ở Santa Barbara, California. Ông cũng thành lập cuộc thi Yo-Yo và khiến trò chơi này trở nên phổ biến hơn.
Trò chơi cuju và bóng đá
Các nhà sử học đã ghi nhận sự tương đồng giữa bóng đá và trò chơi bóng của người Trung Quốc cổ đại có tên gọi cuju hay còn gọi là xúc cúc cách đây khoảng 2.400 năm. “Xúc” có nghĩa là dùng chân đá, còn “cúc” có nghĩa là trái bóng. Những quả bóng được sử dụng trong trò chơi cuju được nhồi lông, bọc da và khâu kín lại. Cả nam giới và nữ giới đều được phép chơi trò chơi này. Trong thực tế, một văn bản cổ đã ghi lại một trận đấu bóng nữ với số lượng người tham gia lên tới 153 người.
![]() |
Luật chơi cuju đơn giản và khá giống với môn bóng đá ngày nay. Người chơi không được phép chạm bàn tay, cánh tay và ghi bàn bằng cách đá quả bóng qua hai chiếc cột khá giống với cầu môn ngày nay.
MID - Ảnh minh hoạ tổng hợp từ Internet