Hóa ra, trong kẹo cao su có những nguyên liệu dùng làm… túi nylon và hồ dán!

Hóa ra, trong kẹo cao su có những nguyên liệu dùng làm… túi nylon và hồ dán!
HHT - Chúng ta ăn kẹo cao su cho sạch răng, thơm miệng, hoặc nhai theo thói quen… mà không biết rằng trong hầu hết các loại kẹo cao su đều có chứa… nhựa!

Iceland mới tuyên bố rằng họ sẽ trở thành thị trường lớn đầu tiên thuộc nước Anh bán kẹo cao su không-có-nhựa.

Đúng là một thông tin tuyệt vời, nhưng cũng khiến chúng ta… gãi đầu. Chẳng lẽ xưa nay chúng ta nhai… nhựa?

Iceland đã thực hiện một nghiên cứu trước khi đưa ra tuyên bố nói trên, và hóa ra, chúng ta không phải là những người duy nhất không biết nhiều về kẹo cao su đâu: 85% số người được phỏng vấn không hề biết rằng trong kẹo cao su có nhựa!

Nếu nhai kẹo cao su xong mà bạn cảm thấy khô miệng, khó chịu, thì rất có thể là cơ thể bạn phản ứng với những thành phần nhựa, sáp, mùi nhân tạo… trong kẹo đấy.
Nếu nhai kẹo cao su xong mà bạn cảm thấy khô miệng, khó chịu, thì rất có thể là cơ thể bạn phản ứng với những thành phần nhựa, sáp, mùi nhân tạo… trong kẹo đấy. (Ảnh minh họa)

Trong quá khứ, người ta thường dùng những nguyên liệu tự nhiên để làm kẹo cao su, như nhựa cây chicle. Nhưng về sau, các nhà khoa học đã tìm được những cách dễ hơn.

Và “những cách dễ hơn” có thể là sự kết hợp của những thành phần sau đây: Cao su butadiene-styrene, cao su butyl, paraffin, sáp dầu mỏ, sáp dầu mỏ tổng hợp, polyethylene, polyvinyl acetate.

Những chất này cũng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép dùng làm… kẹo cao su. Nhưng nếu không dùng những “mỹ từ” khoa học đó, thì thực ra, chúng là nhựa, cao su và sáp.

Polyethylene được dùng làm túi nylon và đồ chơi trẻ em, trong khi polyvinyl acetate là một trong các thành phần của… hồ dán.

Các nhà sản xuất còn không buộc phải tiết lộ là họ dùng những thứ nào trong những thành phần trên, với lượng bao nhiêu (họ chỉ cần ghi là “gum base”), cho nên, bạn không thể biết là mình ăn vào những gì.

Hóa ra, trong kẹo cao su có những nguyên liệu dùng làm… túi nylon và hồ dán! ảnh 2
Một số nước đã phải lắp những hộp để mọi người thả bã kẹo cao su vào, vì chúng rất hại môi trường. (Ảnh minh họa)

Tất nhiên, nếu bạn chẳng may nuốt phải kẹo cao su, thì vì cơ thể không tiêu hóa những thành phần nhựa trên, nên bạn sẽ… thải nó ra thôi.

Dù sao, các nhà chức trách ở Anh cũng khuyến khích các nhà sản xuất tạo ra loại kẹo cao su hoàn toàn an toàn cho cả sức khỏe lẫn môi trường, không có thành phần nhựa. Bởi riêng việc bã kẹo cao su bị vứt đi (sau khi ăn) đã rất hại môi trường rồi, khi mà nó không tan trong nước, lại rất khó phân hủy. Đấy là chưa kể đến việc với nhựa và sáp trong kẹo, thì một số người có cơ địa dễ kích ứng còn có thể bị dị ứng (mà không biết do đâu) nữa.

Theo METRO
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?