Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!"

Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!"
HHT - Những tháng ngày cặm cụi học hành nơi đất khách quê người chưa bao giờ là tấm thảm trải đầy hoa hồng, câu chuyện du học truyền cảm hứng tới nhiều bạn trẻ qua lời kể của nữ họa sĩ trẻ Thái Mỹ Phương.

Chuẩn bị tinh thần cho trăm nghìn gian khổ nơi phương xa

Tamypu - cô nàng họa sĩ được đông đảo độc giả yêu thích với những tác phẩm minh họa có hồn, ngòi cọ xinh xắn vừa chia sẻ về quãng thời gian du học của mình. Đạt được tấm vé du học chưa phải là tất cả, bạn còn cả một chặng đường dài phải vượt qua đấy! Sau thời gian sinh sống và học tập ngành Thiết kế tại Anh, Tamypu đã trải qua nhiều nỗi khổ mang tên tài chính, cô đơn...

Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!" ảnh 1

Tác giả bài viết về việc du học gây xôn xao cộng đồng mạng thời gian qua.

Bài viết của Tamypu trên mạng xã hội về những khó khăn khi du học như học phí, không có người thân... đã được không chỉ cộng đồng du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới đồng cảm mà còn được cư dân mạng chia sẻ rần rần sau chỉ một ngày lên sóng!

Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!" ảnh 2

Bài viết của chị Tamypu nhận hơn 7 ngàn lượt yêu thích và hơn 1 ngàn lượt chia sẻ sau một ngày "ra lò".

Nguyên văn bài viết của chị Tamypu:

"Chuyện du học và nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều.

Về nước nhiều bạn hỏi mình ở bên đó sống sướng lắm đúng không, con người bên đó đẹp lắm đúng không, mọi thứ bên đó tuyệt lắm đúng không?

Thật ra, mình bận đến mức không có thời gian để mà biết mọi thứ tuyệt như thế nào. Là "thánh" có vẻ "sống ảo", mình còn không có sức mà chụp ảnh đều đặn.

Nói thẳng ra, nếu bạn không ngại trải nghiệm, cứ đi nhưng mà đừng có kỳ vọng, kỳ vọng thì dễ thất vọng. Cuộc sống vốn dĩ chưa bao giờ dễ dàng, nhiều khi chúng ta nghĩ đất nước đó, châu lục đó sẽ thay đổi tương lai chúng ta. Không, chỉ có chúng ta tự MUỐN thay đổi hay không, dù ở nơi đâu. Chứ không phải đi để chụp cái hoa là lạ bé xinh hay vài hạt tuyết vơ vẩn rồi check-in lộng lẫy.

Một trong những người bạn của mình, vừa qua đã bỏ về nước sau một tháng vì chịu không nổi. Mình thì xin thưa, sau khi trừ học phí trường tài trợ, số còn lại cộng tiền ăn ở đóng muốn sấp mặt. Thú thật, vừa nhận phòng đã muốn về, nhưng đếm đi đếm lại tiền mua vé về còn không đủ.

Trường mình cho đóng học phí hai cách, một là đóng một lần, hai là đóng 6 lần trong 6 tháng. Khá là căng thẳng, mình tập trung suốt 3 tháng đầu, gần như bỏ học để kiếm đủ tiền học và tiền ăn ở một năm sau đó cho yên tâm, vì mình qua để học mà, hai học kì sau rất quan trọng, không thể vừa học vừa làm suốt được với lịch học dồn dập một năm cho cấp bậc Thạc sĩ.

Sau đó, thì ốm hẳn một tháng, thuốc không có phải cầu cứu mẹ gửi qua hoặc bạn xách tay qua!

Lúc mình ở UK, 1 bảng tầm 35K, cao nhất nhì trong lịch sử. Để tiết kiệm, mình thuê một phòng tầm 3m x 3m ở một khu vực khá xa trường. Trung bình ăn ở một tháng tầm mười mấy triệu (gọi là vô cùng tiết kiệm nếu không tính đến đi cùng bạn bè, in đồ án, di chuyển). Ở siêu thị lúc nào cũng phải tính muốn nát óc là mua cái chi nấu ăn được cả tuần, đủ chất mà rẻ. Rồi thì, canh giảm giá, mua đồ secondhand. Nhắc đến phần đi lại, bus hay tàu vị chi quá mắc. Mình, chọn đi bộ. Có một số ngày đi trong đói bụng, một số ngày đi trong nước mắt. Nói chung đi bộ cũng ba bốn tiếng một ngày. Thật ra, trường có xe bus cơ mà chạy cũng hay lệch giờ, đôi khi mải làm đồ án ở thư viện, 12h khuya ra lỡ bus cái là chạy bộ muốn sút quần đường tắt để bám kịp trạm tiếp theo. Một mình thở hổn hển trên bus, không hiểu sao khóc quá trời quá đất. Dạo nọ, thư viện trường ấn tượng mình, tưởng con bé chăm, đâu có đâu, do thư viện có lò sưởi. Chủ nhà quen khí hậu, lâu lâu mới bật sưởi tầm 2 tiếng rồi tắt. Tối ngủ quấn ko biết bao nhiêu quần áo tất chăn và thì vẫn lạnh quá không ngủ được, hiu hiu.

Ăn uống, thì căn tin trường là rẻ nhất. Tuy vậy, vẫn không đủ tiền. Sáng dậy sớm nấu cơm hộp mang theo, bạn bè rủ đi ăn chưa bao giờ gật. Những hộp cơm lạnh ngắt đó đã cứu mình suốt chương trình học dài ngặt nghèo đó.

Mình vẫn kiếm được kha khá tiền từ Úc, Trung Quốc, Việt Nam và Ý, chưa kể cô mình bên Mỹ thương cháu có gửi hỗ trợ lúc làm đồ án tốt nghiệp, tuy vậy vẫn không bao giờ dám tiêu, mình lo biết đâu có chuyện gì đó, chuyện gì đó. Chẳng hạn như cô bạn mình, đạp xe vấp té vỡ cả xương mặt máu lênh láng nằm bất động ở một vùng thanh vắng ít người qua lại, may là bạn có bảo hiểm để khâu vá và cố định xương hàm mặt.

Đằng sau một tấm bằng, một nụ cười, một nhành hoa đẹp, một bộ đồ mùa Đông có vẻ kute, một thần thái có vẻ tự tin mà các bạn hay thấy trong những tấm ảnh du học sinh, là một sự cô đơn và nỗ lực nhiều lắm đó các bạn.

Nên về nước gặp nắng bụi mừng lắm, nên nhiều người hỏi thăm kiểu ủa sao không định cư, ủa chắc giàu, ủa chắc sung sướng, ủa ủa tùm lum đó, thì hãy hiểu cho, việc trưởng thành nhiều hơn cả kết quả học, nỗi nhớ nhà nhiều hơn cả mấy mùa lá vàng xanh đỏ xinh đẹp, chén cơm với mẹ ngon hơn phô mai trái dâu thịt xông khói đồ nhiều lắm.

Còn ai đi tiếp hay trở về, là việc của người ta, kệ đi ha.

Lảm nhảm nhân ngày đọc bài bạn nào du học rửa chén bên Hàn Quốc thấy thương. À cũng nói luôn, mình không phải dạng tiểu thư qua học bị UK "tát cho vỡ mặt" đâu. Trước đó sống tự lập mười mấy năm, đi bụi không biết bao nhiêu nước trong mấy năm, gặp đủ tai nạn khó khăn trên trời dưới đất mà đi học xa còn ngỡ ngàng dữ vậy đó".

Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!" ảnh 3

Áp lực đến mức muốn quay trở về là những gì chị đã phải trải qua.

Họa sĩ Tamypu chia sẻ về việc du học tại Anh: "Nếu đi thì đừng kỳ vọng quá nhiều!" ảnh 4

Tamypu đã cho chúng ta thấy cuộc sống du học sinh không mang màu hồng như bạn nghĩ!

Giống như chuyện cô bạn du học sinh làm thêm ở nước ngoài và phải rửa hàng trăm cái bát đĩa mỗi ngày, đằng sau ánh hào quang của việc "cất cánh" còn rất nhiều mặt trái mà bạn chưa biết tới! Vì vậy, bạn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng và sẵn sàng nỗ lực 200% khi du học. Không phải cứ ở nước ngoài thì việc học sẽ nhẹ nhàng hơn đâu, 1001 thứ áp lực sẽ đè nặng lên đôi vai của các du học sinh tương lai đấy!

Để nghe kể thêm về những mảng màu khác nhau trong cuộc sống của những du học sinh, bạn hãy theo dõi thêm trên báo Hoa Học Trò 1213, phát hành ngày 5/6/2017 sắp tới nhé!

NHO KHOA

MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?