“Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng?

 “Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng?
HHT - Nhiều teen 12 đang để ý các lò luyện thi cấp tốc với nhiều lời quảng cáo hoa mỹ. Đào tạo gia tốc cũng là một phương pháp học tập nổi tiếng trên thế giới nhưng liệu nó có phù hợp với bạn không?

Hiệu quả thần kỳ?

Đào tạo gia tốc là phương pháp dạy và học tập trung, kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian. Bạn có thể thấy những lớp học kĩ năng kéo dài liên tục một tuần, hay dạy liền tù tì 12 tiếng một ngày mà các học viên vẫn tươi tỉnh, tiếp thu tốt, thậm chí nhớ bài rất lâu về sau.

 “Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng? ảnh 1

Phương pháp này là cách “bắt cóc” bộ não của bạn vào một môi trường sống động với âm nhạc, nhảy múa, hoạt động và chỉ cung cấp một loại thông tin duy nhất trong suốt khóa học. Lúc về đến nhà, khi cơ thể nghỉ ngơi dưỡng sức thì tiềm thức tiếp tục xử lí kiến thức đã nạp trong ngày. Ở Mỹ, các học sinh thần đồng thường được cha mẹ và nhà trường cho vào các lớp đào tạo gia tốc để phát triển đến mức tối đa năng khiếu của mình.

Ôn thi cấp tốc - chống chỉ định

Tuy hiệu quả như vậy nhưng phương pháp này ở Việt Nam thường bị đem ra áp dụng vô tội vạ trong mọi trường hợp cần tăng tốc cho não bộ. Theo một giảng viên trường ĐH California, phương pháp đào tạo gia tốc chỉ áp dụng với những môn kĩ năng, chứ không phải kiến thức cơ bản.

 “Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng? ảnh 2

Dễ dàng thấy tâm lý chung của teen 12 chuẩn bị nước rút cho kì thi đại học là lao đầu vào học có khi đến 12 tiếng một ngày. Nhưng rất tiếc đây lại là trường hợp chống chỉ định áp dụng phương pháp học tập gia tốc. Bởi kiến thức cần cho kì thi đại học được xếp vào hàng kiến thức cơ bản và bạn có ít nhất ba luồng thông tin khác nhau cho ba môn thi.

 “Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng? ảnh 3

Với những teen nhăm nhe sử dụng mùa Hè cho việc luyện thi lấy bằng TOEFL hay IELTS thì đào tạo gia tốc cũng không phải là phương thuốc thần kỳ. Thậm chí học ngôn ngữ còn đòi hỏi sự thích nghi dần dần của não bộ. Việc dồn ép chẳng làm kĩ năng sử dụng tiếng Anh của bạn phát triển hơn. Áp dụng đào tạo gia tốc như các lò luyện hay các sĩ tử cú đêm nhà mình không những làm tăng độ nhiễu cho não bộ mà còn gây hậu quả là mất dần khả năng tập trung về sau.

Hãy luôn cân bằng giữa học hành và thư giãn

 “Học cấp tốc” có thật sự thần kỳ như bạn vẫn tưởng? ảnh 4

Khi não bị ép tập trung liên tục sẽ tiết ra chất cortisol để giúp cơ thể chịu đựng sự căng thẳng. Tuy nhiên về lâu dài, cortisol biến thành chất độc gây hậu quả chậm lớn ở trẻ nhỏ và mau già ở tuổi thanh thiếu niên. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu như khó tiêu, mất ngủ, rụng tóc hay khô da sau khoảng thời gian ôn thi liên tục, hãy điều tiết lại lịch học của mình ngay lập tức nhé!

Thời gian biểu vàng cho teen muốn ôn nước rút vẫn là học từ 5 - 8 giờ một ngày và cứ tiếng rưỡi đến hai tiếng là phải nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ, bạn có thể thư giãn não bộ với âm nhạc, các điệu nhảy. Những động tác này khiến năng lượng của cơ thể tăng lên và não tập trung hơn.

 JEN

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm