Học sinh nam mỗi ngày đều leo lên đỉnh núi để bắt được sóng Internet, vào mạng học bài

HHT - Với một số gia đình Ấn Độ, việc có kết nối Internet hoặc có thiết bị để vào mạng là những chuyện rất xa xỉ.

Đại dịch kéo dài khiến cho học sinh ở nhiều quốc gia vẫn chưa đến trường được, hoặc nếu có đến trường thì cũng kết hợp với học online.

Với một số gia đình Ấn Độ, việc có kết nối Internet hoặc có thiết bị để vào mạng là những chuyện rất xa xỉ. Khi các bài học không được phát qua truyền hình (một hình thức mà nhiều người tiếp cận được hơn), thì nhiều học sinh không biết phải làm thế nào nữa. Một số bạn thì cố tìm cách, dù rất vất vả.

Học sinh nam mỗi ngày đều leo lên đỉnh núi để bắt được sóng Internet, vào mạng học bài ảnh 1 Nhiều người mong muốn việc học qua truyền hình trở nên phổ biến hơn. Ảnh: Twitter.

Một bạn như thế là Harish, là học sinh của hệ thống trường dành cho học sinh tài năng Jawahar Navodaya Vidhyalay thuộc bang Rajasthan (Ấn Độ). Vì ở nhà không thể bắt được sóng nên mỗi ngày, bạn ấy đều leo lên đỉnh núi để vào được mạng và tham gia các lớp học online.

Rất đều đặn, hằng ngày Harish leo lên núi lúc 8h sáng và quay về nhà lúc 2h chiều, khi tan học. Trên đỉnh núi, bạn ấy cũng kê bàn ghế đàng hoàng để ngồi học nghiêm túc.

Học sinh nam mỗi ngày đều leo lên đỉnh núi để bắt được sóng Internet, vào mạng học bài ảnh 2 Bạn Harish leo lên đỉnh núi để có thể bắt sóng, vào mạng và học online. Ảnh: Bhaskar.

Mà đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên mà học sinh Ấn Độ gặp khó khăn với việc học từ xa. Một học sinh nữ ở Dhanpura ngày nào cũng phải trèo lên… cây hoặc mái nhà để có kết nối Internet ổn định mà học, bởi “nếu ngồi trong nhà thì thế nào cũng bỏ lỡ nhiều tiết học”.

Những trường hợp như thế này, dù phản ánh nỗ lực của học sinh, nhưng cũng cho thấy rằng cần có nhiều hình thức học từ xa hơn nữa để tất cả học sinh đều dễ dàng tiếp cận được.

Học sinh nam mỗi ngày đều leo lên đỉnh núi để bắt được sóng Internet, vào mạng học bài ảnh 3 Một học sinh nữ phải trèo lên cây, cố bắt sóng điện thoại để vào lớp học online. Ảnh: Navbharat Times.

Và hôm nay, khi chúng ta mở máy tính hoặc điện thoại để tìm bất kỳ thông tin nào mình cần, thì chúng ta thấy thật may mắn vì mình không phải trèo lên cây hoặc lên núi để bắt sóng, bạn nhỉ!

Học sinh nam mỗi ngày đều leo lên đỉnh núi để bắt được sóng Internet, vào mạng học bài ảnh 4
Theo (Theo India Times)
MỚI - NÓNG
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
HHT - Trời mưa bất chợt khiến chương trình phải tổ chức muộn hơn dự kiến nhưng thầy cô và trò trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) vẫn hừng hực khí thế bước vào "Ngày Hội Thiếu Nhi Vui Khỏe". Không quan trọng thắng bại, tween vẫn cười rạng rỡ hạnh phúc vì đã nỗ lực hết mình tại ngày hội.
Cặp đôi Ấn Độ mở quỹ bảo hiểm trái tim tan vỡ, ai bị chia tay sẽ được nhận "tiền an ủi"
Cặp đôi Ấn Độ mở quỹ bảo hiểm trái tim tan vỡ, ai bị chia tay sẽ được nhận "tiền an ủi"
HHT - Một chàng trai ở Ấn Độ đã có thỏa thuận rất thú vị với người yêu. Theo đó, anh và người yêu gửi khoảng 150K/ tháng mỗi người vào “Quỹ Bảo hiểm Trái tim tan vỡ”. Mới đây, anh đã nhận được hơn 7 triệu đồng khi bạn gái có người khác, thôi thì cũng coi như là an ủi. Cách làm của chàng trai này khiến cư dân mạng rất thích thú và nhiều người nói sẽ học theo.

Có thể bạn quan tâm

Thủ khoa đầu ra ĐH Kiến trúc "gây sốt" với đồ án tốt nghiệp: Visual, tài năng miễn bàn

Thủ khoa đầu ra ĐH Kiến trúc "gây sốt" với đồ án tốt nghiệp: Visual, tài năng miễn bàn

HHT - Sau khi chia sẻ những hình ảnh trong BST đồ án tốt nghiệp, Phan Nguyễn Nguyên Huy (sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM) trở thành cái tên nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Không chỉ đạt được những thành tích học tập “đỉnh của chóp”, cậu bạn 9x này còn sở hữu vẻ ngoài cực điển trai.