Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò

HHT - Thầy giáo Hồ A Chương đã vét sạch tiền đem đi mua gạo và cá khô để các bạn học sinh có bữa ngon khi nghe học trò nói cả tuần chỉ ăn sắn nên rất thèm cơm.

Tính tới thời điểm này, thầy Hồ A Chương đã có 15 năm theo đuổi sự nghiệp dạy học, mang con chữ đến cho trẻ em ở huyện vùng cao Hướng Hóa (Quảng Trị). Ngôi trường giáo viên này làm việc có vị trí giáp biên giới với nước bạn Lào và học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều, cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò ảnh 1

Theo lời thầy Chương cho biết, để mưu sinh qua ngày, mọi người ở đây thường trồng chuối, sắn quanh năm. Thế nhưng, có những thời điểm mưa nhiều, các loại nông sản kể trên bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của một số gia đình. Chính vì vậy, với nhiều học sinh ở đây, ước mơ đơn giản đôi khi chỉ là được ăn no, mặc ấm để đến trường.

Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò ảnh 2

Dạy ở trường Tiểu học Thuận 10 năm, không ít lần thầy Chương chứng kiến các học sinh của mình vắng tiết mà không báo lý do. Vậy là thầy lặn lội đến nhà tìm hiểu, có khi để tới được nơi thầy đã phải đi bộ nhiều cây số. Lúc nghe học sinh mình cho biết cả tuần nhà chỉ ăn sắn, thèm bát cơm nóng với cá, dù túi quần chỉ còn vài đồng bạc lẻ nhưng thầy Hồ A Chương đã vét hết mua gạo và cá khô cho trò ăn.

Khi nhớ về những ngày đầu, thầy Chương không thể nào quên con đường tới lớp vô cùng khó khăn. Trong ngày mưa gió, để đến được lớp, cả giáo viên và trò phải vượt qua nhiều con đường bùn lầy, cây cầu nhỏ bị ngập lụt rất nguy hiểm.

Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò ảnh 3

Để động viên các bạn học sinh đến trường, thầy cô đã nghĩ ra nhiều sáng kiến, nếu nhà thiếu tiền mua sách vở, quần áo thì mọi người sẽ đi vận động quyên góp, nếu bố mẹ không đồng ý cho con đến trường thì giáo viên sẽ thuyết phục… Bởi hơn ai hết “những người gieo chữ” như thầy Chương hiểu được muốn cuộc đời của các bạn nhỏ không lặp lại chuỗi ngày đói khổ, vất vả thì phải đến trường.

Trong trường hợp các bạn nhỏ không muốn đến lớp, thầy sẽ treo thưởng bằng mỳ tôm, cá khô nếu như các bạn học sinh chăm chỉ học tập, những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đã tiếp thêm động lực để học sinh đến trường.

Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò ảnh 4 Con đường đến trường của thầy Chương những năm 2018 về trước.

Chia sẻ với báo chí, thầy Chương cho biết, đáp lại những hy sinh ấy, nghề giáo luôn được mọi người tôn vinh là “nghề cao quý”, không chỉ học sinh dành tình cảm, lòng yêu thương cho cô thầy, thứ mà có bạc tiền nhiều cũng không dễ gì mua được mà chính các bậc phụ huynh cũng luôn gọi thầy cô giáo của con mình bằng hai chữ “thầy cô” một cách đầy trân trọng.

Học sinh nói thèm cơm, thầy giáo vùng cao vét sạch tiền trong túi đáp ứng mong ước của trò ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

HHT - Những năm học trước, các trường dạy cả Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình 2018 thì việc xếp loại còn lẫn lộn ở các mức: Giỏi, Trung bình, Yếu, Kém. Nhưng bắt đầu từ năm học này, Chương trình GDPT 2018 đã áp dụng đồng loạt ở các khối lớp. Vì thế, tên gọi trong xếp loại học lực học sinh cũng thay đổi để đồng nhất.