Học sinh Việt Nam học tập nặng nề nhưng bằng cấp lại không có giá trị quốc tế

Học sinh Việt Nam học tập nặng nề nhưng bằng cấp lại không có giá trị quốc tế
HHT - Tại hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, đại diện Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, nói rằng hiện nay học sinh học còn nặng nề, kiến thức hàn lâm, tuy nhiên bằng cấp thì lại không được thế giới công nhận.
Học sinh Việt Nam học tập nặng nề nhưng bằng cấp lại không có giá trị quốc tế ảnh 1
Quang cảnh hội thảo đóng góp ý kiến. Ảnh: B.THANH.

Ngày 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Văn Sáu, nguyên cán bộ giảng dạy ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cần sửa đổi và bổ sung một số điều của luật giáo dục.

Chẳng hạn, việc phong giáo sư do hội đồng chức danh của nhà trường thực hiện sẽ sát thực hơn vì trong thực tế đã xảy ra việc mua công trình khoa học, mua giờ giảng để hợp thức hóa thủ tục. Có những kẽ hở và hội đồng nhà nước không có điều kiện kiểm soát, đến khi phát hiện thì không biết xử lý thế nào.

Còn bà Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP.HCM, khẳng định luật sửa đổi chưa có nhiều đổi mới, chưa thấy được kiến trúc riêng. Không nên đưa vào luật những hiện tượng không phổ biến, vốn chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" bởi những quy định đó sẽ góp phần tạo nên hình ảnh nhà giáo. Vấn đề khen thưởng, xử phạt nên có những danh hiệu rõ ràng, không nên đánh giá theo những tiêu chí, danh hiệu chung chung như hiện nay, thiếu tính khích lệ đối với người dạy và người học. 

Bên cạnh đó, bà Hòa đặt câu hỏi về vấn đề văn bằng, chứng chỉ được công nhận thế nào trên quốc tế, theo định hướng hội nhập chưa được quy định bằng những tiêu chí rõ ràng.

Về vấn đề bằng cấp, đại diện Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, nói rằng thực tế giáo dục hiện nay cho thấy học sinh học còn nặng nề, kiến thức hàn lâm, tuy nhiên bằng cấp thì lại không được thế giới công nhận. Như vậy, “tôi nghĩ chương trình học, sách giáo khoa rất quan trọng, nhưng trong dự thảo lại rất chung chung”, vị này góp ý.

Còn đại biểu Đỗ Văn Đạo, đại diện cho Sở Nội vụ TP.HCM, đề xuất: “Ví von giáo viên có tầm quan trọng như 'máy cái' nhưng thu nhập lại khiêm tốn. Đề nghị các đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ ban hành luật sao bảo đảm đời sống giáo viên thì mới thu hút những người có trình độ, giỏi vào ngành”.

Theo thanhnien.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?