Hơn 1/3 kem chống nắng chứa chưa đến một nửa SPF ghi trên nhãn

Hơn 1/3 kem chống nắng chứa chưa đến một nửa SPF ghi trên nhãn
HHT - Trong số 73 sản phẩm chống nắng được Consumer Reports xem xét, đáng kinh ngạc là 24 sản phẩm chỉ chứa một nửa SPF ghi trên bao bì.

An toàn cho da không phải là điều có thể xem thường, khi mà bệnh ung thư da tấn công 4,3 triệu người mới mỗi năm ở Mỹ.

Hơn 1/3 kem chống nắng chứa chưa đến một nửa SPF ghi trên nhãn ảnh 1

Hãy mua: Mặc dù có mức giá khác nhau, tuýp kem chống nắng Anthelios (trái) trị giá 36 đô la và sản phẩm Equate giá 5 đô la của Walmart (phải) đứng đầu bảng xếp hạng Consumer Reports 2018.

Hàng năm, rất nhiều loại kem chống nắng “tự nhiên” bị rớt khỏi bảng xếp hạng của Consumer Reports, và năm 2018 cũng không là ngoại lệ. Không một loại kem chống nắng khoáng chất, tự nhiên hoặc hữu cơ đơn lẻ nào được khuyến cáo. Và điều này là có lý do.

Các chất hữu cơ hấp thụ tia UV từ Mặt Trời. Trong khi đó vật liệu vô cơ phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Các chất như titan dioxid và kẽm dioxid phản xạ ánh nắng, nhưng chỉ riêng điều đó thôi thì không đủ để ngăn chặn ánh nắng Mặt Trời. Một thành phần hoạt chất, được gọi là avobenzone, giúp hấp thụ bức xạ tia cực tím, tăng cường sự bảo vệ của các chất vô cơ khác đối với da.

Mặc dù những người có nhiều melanin hơn ở da - và do đó có nước da sẫm màu hơn - được che chắn tự nhiên nhiều hơn trước ánh nắng Mặt Trời, song tất cả mọi người đều cần sự bảo vệ bổ sung.

Cho dù bạn không thấy cháy nắng, thì bất kỳ ai thuộc bất kỳ màu da và chủng tộc nào cũng đều có thể mắc ung thư da, căn bệnh đang tấn công 1/5 số người Mỹ. Hội da liễu Mỹ (AAD) thúc giục mọi người thoa kem chống nắng bảo vệ chống lại cả tia UVA - xuyên sâu vào lớp giữa của da - và tia UVB gây bỏng bề mặt.

Kem chống nắng cần có SPF ít nhất là 30, AAD nói.

Consumer Report đã kiểm nghiệm hiệu quả chống lại cả hai dạng bức xạ Mặt Trời của 73 loại kem chống nắng để xếp hạng chúng.

Các loại kem chống nắng hàng đầu trong bảng xếp hạng của Consumer Reports năm nay đều chứa các thành phần hoạt chất như avobenzone, oxybenzone hoặc octinoxate.

Hơn 1/3 kem chống nắng chứa chưa đến một nửa SPF ghi trên nhãn ảnh 2

Kem chống nắng khoáng chất Babyganics (trái) và Elta MD (phải) không cung cấp được một nửa số SPF ghi trên bao bì.

Tuy nhiên hiệu quả không chỉ đơn giản là có các thành phần hóa học phù hợp.

Trisha Calvo, chuyên gia về kem chống nắng của Consumer Reports cho biết: “Bạn có thể dùng hai loại kem chống nắng khác nhau với các thành phần y hệt nhau và chúng có thể cho kết quả khác nhau và đó là vì hiệu quả của chúng phụ thuộc vào công thức và cách các thành phần tương tác với nhau”.

Công thức tốt nhất cho lotion thuộc về Anthelios, được sản xuất bởi La Roche-Posay và có giá 36 đô la cho một tuýp 5oz. 

Tuy nhiên, loại lotion tốt thứ hai, Equate Sport Lotion SPF 50 của Walmart, chỉ kém có 1 điểm, ở mức 99 điểm, và có giá 5 đô la, chỉ bằng một phần bảy  của Anthelios.

Tương tự, loại xịt chống nắng đầu bảng là sản phẩm nội bộ của Trader Joe, với giá 6 đô la và nhận được điểm tối đa từ Consumer Reports.

Calvo nói điều này không có gì ngạc nhiên. Mỗi năm khi cơ quan này đánh giá các sản phẩm chống nắng, họ đều thấy rằng “không có sự tương quan thực sự giữa giá cả và hiệu quả", bà nói. 

Bà cảnh báo rằng, trong khi vẫn có tác dụng bảo vệ nào đó, song các loại kem chống nắng chỉ có khoáng chất luôn không đạt yêu cầu trong các kiểm nghiệm của Consumer Reports. Kem chống nắng hóa học với các thành phần hoạt chất hấp thụ tia UV, trái ngược với phản xạ lại chúng như các loại kem chống nắng khoáng chất. Nó gần giống như tia UV bị hắt trả lại trên da khi bạn thoa kem chống nắng chỉ có khoáng chất.

Body Lotion SPF 50 của CeraVe chỉ dựa vào kẽm oxit để chặn tia UV, và sản phẩm được kiểm nghiệm có chưa đến một nửa SPF. 

Mineral-based Sunscreen 50 SPF của Babyganics cũng đứng đội sổ trong bảng xếp hạng của Consumer Reports.

Các thành phần của nó bao gồm octisalate, một tác nhân chống nắng hóa học nhẹ có nguồn gốc từ axit salicylic, “một chất hóa học trong thực tế không hoạt động như một bộ lọc tia cực tím”.

Hơn 1/3 kem chống nắng chứa chưa đến một nửa SPF ghi trên nhãn ảnh 3

Với giá 8,5 đô la, hóa chất trong lotion chống nắng Bull Frog (trái) có tác dụng bảo vệ chống nắng khá tốt, trong khi lotion kẽm của CeraVe (bên phải) đã không vượt qua được các kiểm nghiệm của Consumer Reports

Lotion Babyganics cũng cung cấp chưa đến một nửa hiệu quả bảo vệ mà nó tuyên bố. Mặc dù nhãn không chính xác, song sản phẩm này không thực sự vi phạm bất kỳ quy định nào của FDA.

Calvo giải thích: "FDA yêu cầu các nhà sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Nhưng khi họ thử nghiệm sản phẩm, họ không bắt buộc phải gửi kết quả cho FDA, cũng như bản thân FDA cũng không bắt buộc phải kiểm nghiệm kem chống nắng”. Thay vào đó, các công ty chỉ cần giữ kết quả của họ trong tay, phòng khi FDA yêu cầu.

Tuy nhiên, Calvo lưu ý: "Có bất kỳ kem chống nắng nào cũng tốt hơn là không, thậm chí những kem chống nắng “cuối bảng” cũng có tác dụng bảo vệ nhất định mặc dù đó không phải là thứ tốt nhất bạn có thể nhận được nếu bạn có lựa chọn khác."

"SPF cũng không phải là tất cả... mọi người có được cảm giác an toàn giả tạo từ kem chống nắng khi nhìn vào sản phẩm và nghĩ "Mình có thể ở ngoài nắng mãi nếu đã thoa kem chống nắn SPF cao". "Nói chung, họ thường không thoa đủ hoặc không thoa lại thường xuyên" hai giờ một lần.

Mọi người cũng có thể quá phụ thuộc vào kem chống nắng.

"Một số người có ấn tượng rằng nếu đã thoa kem chống nắng thì có thể ở cả ngày ngoài trời nắng, nhưng điều đó không đúng và lý do chính là [kem chống nắng] không chặn được tất cả tia UV”, bà nói. "Tất cả chúng ta đều thấy mọi người đến bãi biển và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, nhưng khi hết mùa Hè, da của họ đen đi nhiều. Đó là dấu hiệu cho thấy họ bị phơi nắng”.

Cách duy nhất thực sự an toàn là ở trong nhà, nhưng vì tất cả chúng ta đều dành thời gian bên ngoài, nên Calvo (và AAD) khuyên bạn nên che phủ cơ thể càng nhiều càng tốt, đội mũ, ở trong bóng râm và tránh ra ngoài nắng từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào ở da đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang làm hỏng nó. Vì không có cái gọi là “rám nắng an toàn”.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đón năng lượng bằng các phương pháp detox buổi sáng giúp cơ thể bớt mệt mỏi

Đón năng lượng bằng các phương pháp detox buổi sáng giúp cơ thể bớt mệt mỏi

HHT - Có rất nhiều biện pháp để giúp cơ thể detox buổi sáng, giảm bớt mệt mỏi sau một đêm làm việc quá sức hoặc tiệc tùng quá đà. Từ những việc đơn giản như uống nhiều nước điện giải, vận động ngoài trời, đi bộ nhẹ nhàng, hay phức tạp hơn là tập các bài tập thở giúp cơ thể detox nhanh và hiệu quả hơn.