Tất cả máy bay đều mang theo một “hộp đen”. Đây là thứ sẽ được tìm kiếm đầu tiên trong trường hợp một vụ tai nạn xảy ra bởi nó có thể chứa các thông tin giúp xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Tuy nhiên, có rất nhiều điều thú vị về chiếc “hộp đen” mà có thể bạn chưa biết!
Thực tế, tên gọi chính xác của thiết bị đặc biệt này không phải “hộp đen” mà là Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR, Flight Data Recorder). Cái tên này cũng thể hiện chính xác chức năng của “hộp đen” bởi nó ghi lại toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan đến chuyến bay bao gồm cả tình trạng động cơ, nhiệt độ, dòng chảy nhiên liệu, vận tốc, độ cao… Tất cả các dữ liệu này có thể được tận dụng để điều tra nguyên nhân một vụ tai nạn. Gọi thiết bị này là Thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) cũng chính xác hơn “hộp đen” bởi nếu như trước khi FDR thường có dạng hình hộp thì hiện nay chúng chủ yếu được thiết kế ở dạng hình trụ.
Có thể bạn cũng chưa biết, thực tế “hộp đen” là sự kết hợp của hai “chiếc hộp”. Nằm bên cạnh Thiết bị ghi dữ liệu chuyển bay FDR sẽ là một Thiết bị ghi âm thanh buồng lái (CVR), được dùng để ghi lại các âm thanh môi trường trong buồng lái. Một điểm thú vị về CVR là nó chỉ ghi âm được tối đa 2 giờ đồng hồ. Theo đó, sau mỗi hai giờ, dữ liệu mới sẽ được ghi đè lên dữ liệu cũ.
“Hộp đen” có định vị địa điểm được kích hoạt khi chạm nước. Nó sẽ gửi đi tín hiệu trong vòng ba mươi ngày. Trên mặt đất, không có tín hiệu địa điểm nào được đưa ra. Tìm kiếm “hộp đen” khó là do vậy.
Nghe tên gọi “hộp đen”, nhiều người nghĩ ngay đến việc chiếc hộp này sẽ có màu đen. Tuy nhiên, trong thực tế hầu như tất cả “hộp đen” đều có màu cam hoặc đỏ. Một số ý kiến cho rằng việc sơn màu da cam sẽ giúp “hộp đen” dễ được nhìn thấy hơn trong quá trình tìm kiếm. Về lý do những thiết bị này được gọi là “hộp đen”, cũng chưa có xác nhận nào được đưa ra. Một số chuyên gia nhận định chúng được goi là “hộp đen” bởi khái niệm “hộp đen” thường được dùng trong khoa học để chỉ các thiết bị với dữ liệu đầu ra và đầu vào cũng nhiều linh kiện phức tạp bên trong.