Huyện Cư M’gar, Đắk Lắk: Đột phá tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
Huyện Cư M’gar đã tiên phong xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, làm cơ sở khoa học để định hướng cho người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến nay huyện Cư M’gar đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.

Tiên phong xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng

Huyện Cư M’gar có tổng diện tích tự nhiên 82.450ha (gần 70% đất đỏ bazan), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 67.280ha. Những năm trước đây, ngành nông nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào phát triển theo chiều rộng. Người dân chưa quan tâm đến việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Huyện Cư M’gar, Đắk Lắk: Đột phá tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển bền vững ảnh 1
Huyện Cư M’gar, Đắk Lắk: Đột phá tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển bền vững ảnh 2

Theo ông Vũ Hồng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar, thực hiện Quyết định (QĐ) 889 của Thủ tướng Chính phủ; QĐ 2325 và 726 của UBND tỉnh Đắk Lắk; Nghị quyết 04 ngày 14/10/2021 của Huyện ủy Cư M’gar về “Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030”, địa phương đã tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tới nay, huyện Cư M’gar đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp được điều chỉnh hợp lý, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 4,5%. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 20% (năm 2020 là 17%). Cơ cấu cây trồng từng bước được điều chỉnh theo quy hoạch, cụ thể: Diện tích cà phê giảm còn khoảng 37.000ha, sản lượng năm 2023 ước đạt 84.000 tấn; Diện tích cây ăn quả trồng thuần gần 3.000ha, trong đó sầu riêng chiếm 2.850ha (quy hoạch vùng trồng sầu riêng tập trung đã đạt kế hoạch 1.000ha). Đây cũng là huyện đầu tiên của Đắk Lắk triển khai xây dựng bản đồ Nông hóa thổ nhưỡng, làm cơ sở khoa học để định hướng cho người dân, doanh nghiệp (DN) phát triển nông nghiệp bền vững. Đàn vật nuôi của huyện duy trì ổn định.

Liên kết sản xuất quy mô lớn, thu hút loạt dự án

Theo lãnh đạo huyện Cư M’gar, địa phương cũng đã triển khai chương trình sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và An sinh xã hội Cư M’gar (Compact Cư M’gar) giai đoạn 2021-2025, do IDH (Hà Lan) phát triển và hỗ trợ, đồng tài trợ công ty JDE cùng với các công ty thu mua cà phê, hồ tiêu, trái cây và chính quyền địa phương. Chương trình hướng đến hình thành vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn huyện Cư M’gar (VSA) vào năm 2025, và là một phần trong mục tiêu tổng thể “Vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn tỉnh Đắk Lắk” do IDH hỗ trợ.

Bên cạnh đó, huyện Cư M’gar đẩy mạnh thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 55 hợp tác xã nông nghiệp.…Đồng thời, xây dựng các phương án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích người dân liên kết sản xuất quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao, từng bước tiếp cận với nền nông nghiệp số, góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp 4.0.

Trên địa bàn hiện có Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện Cư M’gar, tổng diện tích 105ha. Dự án khu chăn nuôi tập trung tại xã Ea M’đroh của Cty DHN Đăk Lăk hợp tác với Cty TNHH De Heus của Hà Lan làm chủ đầu tư, kinh phí đầu tư 360 tỷ đồng, công suất 9.000 con lợn nái/lứa và 21.000 con lợn thịt/lứa (48.300 con lợn thịt/năm; Dự án đầu tư Xây dựng nhà máy chế biến sầu riêng và một số loại trái cây chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ hiện đại của châu Âu do Cty Chánh Thu làm chủ đầu tư, xây dựng tại xã Ea Đrơng, có công suất khoảng 70.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 450 tỷ hiện đang thi công và sẽ hoàn thành trong năm 2024.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của huyện, mất cân đối giữa các ngành (Trồng trọt - Chăn nuôi - Lâm nghiệp), một số loại cây trồng, vật nuôi phát triển chưa theo quy hoạch, kế hoạch… Lãnh đạo huyện Cư M’gar cho biết, địa phương sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững.

Kết quả Compact Cư M’gar giai đoạn 2021-2025: Tập huấn cho trên 20.000 lượt nông dân; hỗ trợ hàng loạt cây, con giống; lập mới và hỗ trợ 8 HTX nông nghiệp bền vững; Các công ty đã thu mua 8.030 tấn cà phê chất lượng cao cho người dân.

Đã có 13 DN hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng 39 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích trên 850ha nhằm xây dựng chuỗi giá trị đối với ngành hàng sầu riêng, trên cơ sở hợp tác cùng có lợi; tổ chức hội thảo kỹ thuật chăm sóc sầu riêng; thu mua trên 26.000 tấn sầu riêng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.
Nóng đỉnh trong kỳ nghỉ lễ, Hà Nội bao nhiêu độ?
Nóng đỉnh trong kỳ nghỉ lễ, Hà Nội bao nhiêu độ?
TPO - Hiện nay khối khí nóng lệch Tây đã tác động trực tiếp và mở rộng trên nhiều khu vực. Tại Thủ đô Hà Nội trong 24 đến 48 giờ tới dự kiến là thời gian nắng nóng đạt đỉnh, nhiệt độ dự báo dao động ở ngưỡng 39 - 40 độ C tuy nhiên ở một số khu vực thậm chí có thể lên thêm 5 - 7 độ C.