J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ"

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ"
HHT - Nền âm nhạc Nhật Bản đang dần bắt kịp nền âm nhạc Hoa Kỳ. Mệnh đề này nghe có vẻ phi lý, nhưng đây hoàn toàn là sự thật!

Sự thật đáng kinh ngạc

Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Quốc tế (IFPI) đã công bố một báo cáo gây chấn động thế giới. Báo cáo này đã đưa ra rất nhiều thông tin và chỉ số cùng những thống kê cụ thể, chi tiết để khẳng định nền âm nhạc Nhật Bản đang dần bắt kịp nền âm nhạc Mỹ, thậm chí có thể vượt mặt đất nước của “nữ thần tự do” trong một tương lai rất gần. Nhiều chuyên gia quốc tế không ngần ngại khẳng định, với đà tăng trưởng này, Nhật Bản đang tiến rất nhanh tới vị trí nền công nghiệp âm nhạc hàng đầu thế giới. Có thể chỉ trong vài năm không xa nữa, thị trường âm nhạc đáng giá nhất sẽ không phải là Mỹ hay châu Âu mà chính là Nhật Bản - “người khổng lồ” đến từ châu Á.

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 1
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 2

Điều bất ngờ là tại thời điểm công bố thông tin này, dân số Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 41% dân số Mỹ. Thế nhưng doanh thu từ nền âm nhạc của người dân đất nước hoa anh đào lại không cách người Mỹ bao xa. Càng bất ngờ hơn khi nhìn vào lịch trình hoạt động của các ngôi sao âm nhạc Nhật Bản trong vài năm qua. Rất ít những nghệ sĩ Nhật Bản chịu hoạt động tại nước ngoài hay có những kế hoạch, dự án tấn công thị trường quốc tế. Điều này trái ngược hoàn toàn với Mỹ - thị trường âm nhạc phủ sóng khá rộng trên khắp thế giới. Vậy là chỉ cần những hoạt động “đóng khung” trong thị trường nội địa, nền âm nhạc Nhật Bản đã có những thành tựu xuất sắc, vượt bậc, trở thành đối thủ đáng gườm của Mỹ trên đấu trường quốc tế. Vậy bí quyết đằng sau thành công này là gì?

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 3

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 4

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 5

Đằng sau bước chân của “người khổng lồ” châu Á

Đạo luật bản quyền chặt chẽ. Năm 2012, đạo luật chống vi phạm bản quyền ở Nhật Bản được thông qua và ban hành rộng rãi tới toàn thể người dân. Đạo luật này có rất nhiều điều lệ ràng buộc liên quan tới vấn đề bản quyền âm nhạc, trong đó rõ nét nhất là việc ngắn cấm mọi hình thức tải nhạc lậu hay kinh doanh các sản phẩm âm nhạc bất hợp pháp. Đạo luật này còn cho phép các nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất... có thể đâm đơn kiện để bảo vệ bản quyền các sản phẩm âm nhạc của mình. Những trường hợp vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí ngồi tù. Chính việc áp dụng luật một cách ráo riết, chặt chẽ đã góp phần cải tổ lại nền giải trí Nhật Bản, đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ bản quyền tác phẩm. Tại Nhật, thật khó để tìm ra một CD, DVD nhạc lậu hay những trang nghe nhạc miễn phí. Tại các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, việc quay phim, chụp ảnh của fan hâm mộ đều bị cấm hoặc kiểm duyệt vô cùng chặt chẽ. Chính điều này đã thúc đẩy doanh số tiêu thụ của các sản phẩm âm nhạc Nhật Bản, góp phần đưa mức doanh thu lên cao chót vót.

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 6
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 7
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 8

Âm nhạc luôn đắt đỏ nhất. Nếu so sánh với các sản phẩm giải trí khác như phim ảnh, sách truyện... thì giá của một CD âm nhạc tại Nhật Bản luôn được xếp vào hàng đắt đỏ bậc nhất. Điều thú vị là các nghệ sĩ Nhật Bản thường chọn cách phát hành nhiều phiên bản khác nhau của cùng một sản phẩm âm nhạc. Ví dụ như một single của AKB48 hay Nogizaka46 khi ra mắt công chúng thường có không dưới 3 phiên bản: Lúc đính kèm sách ảnh, khi đính kèm DVD hậu trường hay vé tham dự các sự kiện kí tặng fan. Vì thế, giá thành của các single, CD này cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Ngoài ra, trong gần một thập kỷ qua, giá thành của một chiếc CD tại Nhật luôn ổn định ở mức cố định, mặc cho thị trường bão hòa và tỉ giá đồng tiền liên tục trượt giá. Điều này cho thấy người dân xứ hoa anh đào rất tự tin vào giá trị âm nhạc đích thực cũng như doanh thu từ việc kinh doanh âm nhạc của mình.

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 9
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 10
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 11

Kỹ thuật số? Quá xa vời! Có rất nhiều minh chứng cho thấy thế giới nhạc “kỹ thuật số” vẫn còn khá sơ sài và thiếu được đầu tư tại Nhật Bản. Đơn cử như hệ thống iTunes có mặt ở Nhật Bản từ năm 2005, nhưng phải tới năm 2012 thì Sony Music Nhật Bản - tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh nhất tại đây mới được phép đẩy toàn bộ nhạc lên Apple, đồng nghĩa với việc iTunes Nhật đã bỏ lỡ giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của thị trường âm nhạc bản địa. Ngoài ra, Sony’s Music Unlimited - hệ thống cung cấp nhạc đa chiều quốc tế dù sở hữu kho nhạc nước ngoài phong phú, đa dạng nhưng lại không thể tiến sâu vào thị trường Nhật Bản vì phải đón nhận sự ghẻ lạnh của các thương hiệu âm nhạc nội địa. Bản thân các hệ thống nhạc số của Nhật như Uula (trực thuộc công ty Avex) hay Recochoku dù chiếm ưu thế trên “sân nhà” nhưng lại thiếu cập nhật về nội dung cũng như kho lưu trữ ca khúc khá khiêm tốn. Điều này đã khiến trào lưu nhạc kỹ thuật số bị đẩy lùi trên chính thị trường tiềm năng nhất châu Á. Thế nhưng việc nhạc số không phủ sóng mạnh tại Nhật lại vô tình khiến các CD nhạc truyền thống nước này tăng mạnh về cả doanh số và doanh thu.

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 12
J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 13

Đẩy lùi sức công phá của mạng Internet. Tại Nhật, không hề có bóng dáng của Napster, Bit Torrent hay bất cứ trang hỗ trợ download nhạc nào tương tự. Không phải bởi người dân Nhật Bản bị “miễn dịch” với mạng Internet. Sự bùng nổ của công nghệ mạng vẫn phủ sóng cực mạnh tại đất nước này, đặc biệt là với giới trẻ. Thế nhưng người dân Nhật Bản lại rất trung thực và tôn trọng các đạo luật liên quan tới âm nhạc. Ngay cả khi muốn tải nhạc về máy điện thoại, người Nhật cũng tìm đến các kênh cung cấp nhạc trả phí hợp pháp. Vậy là nhờ việc tạo dựng những hệ thống cung cấp nhạc với mức phí thấp, Nhật Bản vừa đảm bảo người nghe nhạc không “download” nhạc chùa, vừa góp phần thúc đẩy doanh thu cho nền công nghiệp giải trí của đất nước.

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 14

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 15

J-Pop 2017: Những bước chân của "người khổng lồ" ảnh 16

J-Pop 2017: Hội nhập và phát triển

Mặc dù doanh thu từ nền công nghiệp âm nhạc luôn ở mức cao ngất ngưởng nhưng người Nhật hiểu rằng, con đường để trở thành thị trường âm nhạc hàng đầu thế giới chỉ có thể là hội nhập và phát triển. Cùng với sự tăng trưởng chóng mặt của nền âm nhạc bản địa, Nhật Bản đang lên hàng loạt kế hoạch mang tầm quốc tế trong năm 2017 như: Mở rộng địa bàn hoạt động, bắt tay hợp tác với các công ty giải trí quốc tế, đưa các ngôi sao Nhật Bản hoạt động tại nước ngoài, đầu tư các chuyến lưu diễn quốc tế… Đây sẽ là một chiến lược hoạt động dài hơi, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các nghệ sĩ, với một mục tiêu chung: Xuất khẩu âm nhạc Nhật Bản ra thế giới.

           PHƯƠNG THANH

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Lovely Runner tập 6: Im Sol từ chối tình cảm của Sun Jae, bị sát nhân bắt cóc

Lovely Runner tập 6: Im Sol từ chối tình cảm của Sun Jae, bị sát nhân bắt cóc

HHT - Tập 6 của "Lovely Runner" (Cõng Anh Mà Chạy) khiến người hâm mộ tiếp tục “trụy tim” với những khoảnh khắc đáng yêu của cặp đôi Sol-Jae. Ngỡ tưởng sẽ có cái kết trọn vẹn, Im Sol lại từ chối lời tỏ tình của Sun Jae, chiếc taxi bí ẩn vẫn xuất hiện vào ngày 1/9 - ngày cô gặp tai nạn trong quá khứ.
Dispatch tiết lộ cách Min Hee Jin "thành mẹ" NewJeans: Thất bại thì HYBE gánh nợ

Dispatch tiết lộ cách Min Hee Jin "thành mẹ" NewJeans: Thất bại thì HYBE gánh nợ

HHT - Theo Dispatch, không thể quy hết thành công của NewJeans là nhờ Min Hee Jin: "NewJeans thành công, Min Hee Jin sẽ được ghi nhận. Nếu NewJeans thất bại, các khoản nợ sẽ được HYBE chi trả chứ không phải ADOR". 5 thành viên của NewJeans đều ký hợp đồng và được Source Music đào tạo, trước khi "bị kéo" về ADOR cùng Min Hee Jin.
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin

BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin

HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.