Kẹo ngậm vị đồ ăn Thái và câu chuyện lập nghiệp từ thất bại của chàng du học sinh

Kẹo ngậm vị đồ ăn Thái và câu chuyện lập nghiệp từ thất bại của chàng du học sinh
HHT - Thừa nhận đi, bạn luôn cảm thấy “chưa bao giờ là đủ” với các món ăn Thái? Cà ri xanh, Tom Yum, Krapow là những hương vị rất đặc trưng đã làm biết bao “con nghiện” món Thái không ngừng “nhung nhớ”.

Trên thế giới vẫn còn một loại người, sau khi đã “chén sạch” một bữa toàn món Thái mà vẫn còn tiếp tục “đắn đo” không biết chọn món nào tiếp theo để… tráng miệng. Nếu thấy mình trong câu chuyện trên, loại kẹo này chính là dành cho bạn đấy!

Kẹo ngậm vị đồ ăn Thái và câu chuyện lập nghiệp từ thất bại của chàng du học sinh ảnh 1

Nhà sản xuất đã thấu hiểu được mức độ “gây nghiện” bởi sự đa dạng của những món ăn Thái nổi tiếng. Khi cảm thấy “thèm” một dĩa gỏi somtam, một nồi tom yum hay larb salad thịt, chẳng có món ăn nào có thể thay thế chúng, đúng không?

@FB Minidish

Kẹo Mini Dish được tạo ra là dành riêng cho những “fan bự” của đồ ăn Thái. Saravut Kurupintsiri chính là cha đẻ của món kẹo “thần thánh” này. Anh đã từ bỏ công việc ở một công ty quảng cáo để sáng chế ra dòng kẹo mang hương vị món ăn đặc trưng của Thái Lan.

Minidish là thương hiệu kẹo được làm 100% thủ công và có hương vị hệt như những món ăn nổi tiếng của xứ chùa vàng. Cho đến nay, Saravut đã cho ra đời 4 hương vị: gang keow wan (cà ri xanh), ga-prao (basil cay), tom yum và larb salad thịt.

Theo như bật mí, tất cả những loại kẹo này đều có vị cay và không hề có thịt trong đó.

@Laurel Tuohy/Coconuts

Đọc đến đây bạn đã cảm thấy vị giác của mình được “đánh thức” chưa nào? Làm thế nào mà trong chiếc kẹo bé tí ấy lại mang đầy đủ các vị cay, mặn, nồng, thảo dược? Làm thế nào ta có thể thưởng thức một chiếc kẹo và tin rằng đây thực sự là những mùi vị quen thuộc rất đặc trưng Thái Lan?

Chia sẻ với trang Coconuts Bangkok, Saravut nói: “Y tưởng ban đầu xuất phát là khi mình đi du học ở Mỹ, mình muốn các bạn người Mỹ và gia đình họ có thể thưởng thức những món ăn của Thái Lan – quê hương mình, nhưng mình hoàn toàn không biết cách nấu chúng. Mình nghĩ rằng sẽ thật tốt nếu những món ăn đó được thu nhỏ lại, dễ dàng để thưởng thức và mang theo bất cứ đâu bên mình.”

Khi xem xét lại ý tưởng này, đã có người thắc mắc làm sao Saravut có thể gói gọn món ăn Thái chỉ trong một chiếc kẹo bé tí? Đó có phải là một viên kẹo cứng?

Câu trả lời chính là: Kích cỡ nhỏ + món ăn Thái + viên kẹo cứng = Minidish

Cha đẻ của món

Saravut quyết định tập trung vào ý tưởng của mình và liên hệ với hàng trăm nghệ nhân làm kẹo sống gần Bangkok. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1 người hồi âm. Điều đương nhiên xảy ra sau đó, anh thất bại với viên kẹo đầu tiên của mình.

“Mình đã không bỏ cuộc và đã tự tìm cách đứng lên. Từ thất bại đầu tiên ấy, mình đã học được cách làm kẹo thông qua Youtube và Internet.” – một cách học phổ biến ngày nay được Saravut áp dụng và chia sẻ.

Anh chàng đã đặt phòng thí nghiệm trong chính căn nhà của mình. Mỗi ngày làm việc của anh bắt đàu từ việc đặt những món ăn công nghiệp.

“Đó là một quá trình đầy thử thách. Mình đã phải nếm thử các mùi vị cùng với gia đình và bạn bè hàng nghìn lần. Và từ những phản hồi của họ, mình tự đưa ra những điều chỉnh. Để có được thành công của Minidish ngày hôm này, mình đã phải bỏ ra 50 đến 60kg đường trong một năm cho việc thử và thất bại.” – Saravut tâm sự.

Theo coconuts.co
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?