Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam
HHT - Lịch sử báo chí Việt Nam đã từng trải qua rất nhiều thời kỳ với 5 dấu mốc “đầu tiên”, cùng chúng mình khám phá những dấu mốc này nhé!

Tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên

Lịch sử báo chí Việt Nam bắt đầu với Gia Định Báo ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Gia Định Báo phát hành trong phạm vi vùng chiếm đóng của thực dân Pháp lúc đó là 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Mục đích chủ yếu là công cụ thông tin của người Pháp ở Đông Dương với tư cách là một tờ công báo chuyên đăng các công văn, nghị định, thông tư của chính quyền thực dân. Sau này, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký chính thức làm giám đốc, tờ báo mới được phát triển mục biên khảo, thơ văn, lịch sử... 

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 1

Gia Định Báo có khổ 25x32 cm, giá 0,97 đồng/ tờ, phát hành vào thứ 3 hàng tuần.

Gia Định Báo góp phần cổ động việc học chữ Quốc ngữ và lối học mới, mở đường cho các thể loại văn xuôi Việt Nam in bằng chữ quốc ngữ, đặt nền móng cho sự hình thành báo chí Việt Nam. Những mẩu quảng cáo đầu tiên trên tờ Gia Định Báo xuất hiện vào năm 1882.

Nhà báo Việt Nam đầu tiên

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), được coi là “ông tổ nghề báo Việt Nam”. Tên thường gọi của ông là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre).

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 2

Trương Vĩnh Ký được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới. Ông thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí Quốc ngữ Việt Nam.

Ông là người sáng sáng lập, là tổng biên tập tờ báo Quốc ngữ đầu tiên (Gia Định Báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.

Tờ báo Cách mạng đầu tiên

Đó là tuần báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo trở thành cơ quan ngôn luận Trung Ương của tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Số báo thứ nhất phát hành ngày 21/6/1925, sau được chọn là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 3

Báo Thanh Niên in trên giấy sáp, tên báo viết bằng chữ Việt và chữ Hán, đầu trang 1 bên trái có hình ngôi sao 5 cánh, giữa ngôi sao có chữ số là số kỳ của tờ báo phát hành. Báo phát hành bí mật, (200 - 300 bản/ kỳ, mỗi kỳ hai trang, có lúc 4 trang, khổ giấy nhỏ 13x18 cm).

Phóng sự trên báo đầu tiên

Năm 1932, tờ Hà Thành Ngọ Báo đã khởi đăng phóng sự nổi tiếng nhan đề Tôi kéo xe của nhà báo Tam Lang (Vũ Đình Chí), mở đầu cho thể loại phóng sự trong làng báo Việt Nam. Viết về thân phận những người phu xe những năm đầu thế kỷ 20, Tôi kéo xe đã làm thức tỉnh những người có lương tâm trong xã hội.

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 4

Phóng sự Tôi kéo xe được đăng tải trên Hà Thành Ngọ báo năm 1932.  Năm 1935 được in thành sách.

Tờ báo tồn tại thời gian lâu nhất và ngắn nhất

Tờ báo có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam là báo Lao Động, cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 5

Ra đời ngày 14/8/1929, báo Lao Động ban đầu in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30 cm, tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội). Báo do ông Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập đầu tiên. Đến nay, báo Lao Động vẫn phát triển với 83 năm tồn tại.

Tuy nhiên, trong lịch sử báo chí Việt Nam, có những tờ báo tồn tại rất ngắn, chỉ xuất bản một số rồi đình bản; điển hình là tờ Nhà Quê, chỉ ra được đúng một số vào ngày 11/2/1926.

Còn sau đây tặng bạn một số hình ảnh của báo Hoa Học Trò những năm 199x. Số báo Hoa Học Trò đầu tiên ra đời vào ngày 15 tháng 10 năm 1991:

Khám phá 5 dấu mốc đầu tiên trong lịch sử ngành Báo chí Việt Nam ảnh 6

NGA NGUYỄN

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.
Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

Bão Helene mạnh ngang bão Yagi sắp đổ bộ nước Mỹ, ảnh mây trước bão rất đáng sợ

HHT - Cơn bão Helene đang hướng về phía bang Florida (Mỹ), nơi nó được dự báo sẽ đổ bộ và trở thành một cơn bão lịch sử. Theo các số liệu thì cơn bão này có thể lớn hơn (về kích thước) và còn mạnh hơn, hoặc ít nhất là mạnh ngang bão Yagi khi đổ bộ. Hình ảnh vành mây của nó trông đã rất đáng sợ, như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên.