1. Kiểm soát nhịp thở
Để giữ cho bản thân bình tĩnh trở lại, bạn hãy cố gắng từ từ hít vào, giữ 1 giây và thở ra một hơi nhẹ nhàng. |
Khi lo lắng hoặc cảm thấy căng thẳng, chúng ta có xu hướng thở nhanh và nông. Điều này có thể làm bạn cảm thấy hồi hộp và hoảng sợ, thậm chí nhiều người còn thấy chóng mặt và choáng váng như thể sẽ xỉu ngay lập tức.
Để giữ cho bản thân bình tĩnh trở lại, bạn hãy cố gắng từ từ hít vào, giữ 1 giây và thở ra một hơi nhẹ nhàng, chậm rãi bằng mũi. Cách hít thở này sẽ lấp đầy phổi của bạn, giữ cho bạn tập trung vào hơi thở và cho bạn thời gian để điều hòa lại cảm xúc, tâm trạng.
2. Tránh các loại thực phẩm có chứa caffeine
Caffeine không thích hợp trong những thời điểm căng thẳng. |
Khi cảm thấy mất kiểm soát, choáng ngợp hoặc căng thẳng bạn sẽ thèm caffeine. Bởi vì nó thúc đẩy, giúp bạn bùng nổ năng lượng nhanh chóng, nhưng nó cũng là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương có thể gây ra lo lắng và bồn chồn. Vì vậy, caffeine không thích hợp trong những thời điểm căng thẳng vì nó khiến bạn mệt mỏi nhiều hơn, nếu bạn đang căng thẳng, hãy tránh xa caffeine!
3. Nhìn toàn cảnh sự việc
Hãy có cái nhìn toàn cảnh và đừng để bản thân stress vì một việc không đáng. |
Khi rơi vào tình huống căng thẳng, hãy lùi lại một chút và tự hỏi bản thân: Liệu điều này có trở nên quan trọng với mình vào 3 ngày sau, 1 tuần sau, 1 tháng hay 1 năm sau không? Câu trả lời đa phần sẽ KHÔNG. Vì vậy, hãy có cái nhìn toàn cảnh và đừng để bản thân stress vì một việc không đáng.
4. Tập trung vào từng việc
Khi xử lí từng việc một, mức độ căng thẳng của bạn chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể. |
Đúng là sự đa nhiệm sẽ làm tăng hiệu quả nhưng nó cũng có thể khiến cuộc sống trở nên phức tạp và thường xuyên căng thẳng hơn mức cần thiết. Hãy thử chỉ tập trung vào một việc, tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Khi xử lí từng việc một, mức độ căng thẳng của bạn chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
5. Ngủ đủ giấc
Bạn có biết rằng ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng hormone căng thẳng ngay cả khi không có tác nhân gì gây căng thẳng. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài cũng làm giảm khả năng tập trung và mực độ duy trì sự chú ý của bạn khi làm việc/ học tập. Đó là lí do tại sao chúng ta cảm thấy dễ stress và mệt mỏi hơn sau một đêm ngủ không ngon giấc.