Khi lương tâm có quá nhiều "răng", cắn rứt mãi không nguôi, đó là vì bạn che giấu điều này

0:00 / 0:00
0:00
HHT - “Lương tâm cắn rứt” ở đây đôi khi không phải là tội lỗi gì tày đình cả, mà là những thứ rất vụn vặt không đáng cứ nhai tinh thần của bạn mỗi khi bạn đưa ra quyết định. Làm sao thoát khỏi mấy cái “răng” này đây?

Hoa hậu thân thiện hay sự tham lam?

Có rất nhiều trường hợp ta phải áy náy khó chịu vì những quyết định của mình: Thấy tội lỗi nếu không đi sinh nhật đứa bạn mới quen, thấy tội lỗi nếu đi đòi nợ bạn thân dù bản thân cũng đang thiếu tiền, thấy tội lỗi nên không nỡ chia tay người yêu dù anh ấy/cô ấy quá kinh dị…

Khi lương tâm có quá nhiều "răng", cắn rứt mãi không nguôi, đó là vì bạn che giấu điều này ảnh 1

Bạn kỳ vọng mình phải thật cao cả và vĩ đại, quên bản thân vì mọi người xung quanh.

Cảm giác tội lỗi bạn đang tự hành hạ bản thân mỗi ngày chính là sản phẩm của sự tự ti và tư tưởng mình phải là hoa hậu thân thiện. Bạn thấy mình không đủ tốt đẹp. Bạn kỳ vọng mình phải thật cao cả và vĩ đại, quên bản thân vì mọi người xung quanh nhưng sự thật là có nhiều chuyện chẳng đáng để bạn phải anh dũng hi sinh (ví dụ như cắn răng tham dự một buổi gặp gỡ chán phèo với đám bè vì bạn sẽ thấy vô cùng tội lỗi nếu mở miệng từ chối).

Ngoài những chuyện không đáng đó thì nghĩ kỹ hơn thì bạn đang rất tham lam. Ví dụ như vừa muốn làm theo ý mình nhưng lại muốn giữ hình ảnh. Vừa sợ mất số tiền cho bạn mượn lại vừa sợ mất lòng nếu nhắc trả. Nói cách khác, bạn đã đưa ra quyết định nhưng lại không chịu xác định ưu tiên và từ bỏ những điều dư thừa.

Bạn có đang tự làm khổ chính mình?

Khi lương tâm có quá nhiều "răng", cắn rứt mãi không nguôi, đó là vì bạn che giấu điều này ảnh 2

Cảm giác tội lỗi giống như một giọng nói luôn lải nhải bên tai.

Mặc dù cảm giác tội lỗi cũng có một vài điểm tích cực như giúp bạn suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra một quyết định hay ngăn bạn làm một việc gì đó trái với lương tâm. Nhưng nếu bạn để cảm giác này kiểm soát bạn, xuất hiện trong mọi việc bạn làm thì cuộc sống của bạn sẽ cực kỳ mệt mỏi và nặng nề.

Cảm giác tội lỗi giống như một giọng nói luôn lải nhải bên tai: “Tôi đã làm hỏng bét hết mọi việc rồi. Tất cả là lỗi của tôi”. Bạn mệt nhưng không dám từ chối cuộc hẹn với hội “bà tám”. Bạn ngại ngùng cảm thấy tội lỗi khi cùng học bài chung nhưng điểm kiểm tra của mình lại cao hơn đứa bạn thân. Bạn buồn, không dám khoe người yêu trước mặt BFF vì nó vẫn còn F.A…

Thật sự, nếu bạn không tự tin vào bản thân mình, không nghĩ rằng mình cũng xứng đáng được hạnh phúc thì chắc chắn bạn sẽ mãi “chết chìm” trong cảm giác tội lỗi khi phải đưa ra bất cứ quyết định nào mà phải đặt bản thân lên đầu tiên hay làm bản thân hạnh phúc.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tội lỗi, nguyên do của tất cả các nguyên do là vì bạn buộc đưa ra quyết định mà không chịu đối mặt với quyết định của chính mình. Chọn cái này đồng nghĩa với từ bỏ một cái khác.

Cách thoát “tội”

Có những lúc ta cần nuông chiều chính mình, muốn “ích kỷ” một chút. Vậy thì hãy đối mặt và triệt tiêu đi cảm giác tội lỗi. Đằng nào cũng đã chọn, vậy tại sao không tận hưởng tới cùng lựa chọn của mình. Hãy để người khác hay chính bản thân mình chấp nhận sự thật. Như thế bạn sẽ thoải mái hơn và hạn chế các “tác dụng phụ” so với việc bạn trốn tránh.

Khi lương tâm có quá nhiều "răng", cắn rứt mãi không nguôi, đó là vì bạn che giấu điều này ảnh 3

Có những lúc ta cần nuông chiều chính mình, muốn “ích kỷ” một chút.

Hãy lắng nghe cảm xúc của mình!

Đôi khi cảm giác tội lỗi là thứ bản thân tự tạo ra để che đậy một cảm xúc khác. Ví dụ như khi phải từ chối một cuộc hẹn hò, bạn cảm thấy tội lỗi nhưng sự thật là vì bạn muốn bảo vệ hình ảnh “hoa hậu thân thiện” của bản thân. Từ nay, cứ hãy nhìn thẳng vào sự thật và chọn cái gì là quan trọng với mình vào lúc ấy.

Khi lương tâm có quá nhiều "răng", cắn rứt mãi không nguôi, đó là vì bạn che giấu điều này ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm