"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội

"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội
HHT - Cầu Long Biên (Hà Nội) đang xuất hiện ngày càng nhiều ổ khóa treo lủng lẳng. Nơi móc nhiều ổ khóa nhất là điểm dừng tránh ở khu vực giữa cầu. Nhiều bạn trẻ còn viết lên thành cầu những lời yêu thương.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 1

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris.

"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 2
Trên cây cầu thép đầu tiên này, là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến để hứa hẹn lời yêu thương. Chính vì thế trên thành cầu nhiều nhất là những đoạn dừng nghỉ xuất hiện nhiều chiếc khoá được móc vào thành.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 3
Một số đôi yêu nhau ở Hà Nội gắn ổ khóa lên lan can cầu Long Biên và ném chìa khóa xuống sông để thể hiện tình yêu bền chặt. Cách thể hiện này xuất phát từ Hàn Quốc và Pháp, trên hai cây cầu cũng gắn đầy "khóa tình yêu".
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 4
Mỗi chiếc khóa là một chuyện tình, một kỷ niệm và sau nó là cả những số phận, những cuộc đời.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 5
Một chiếc khoá được viết chữ ký hiệu tên và ngày kỷ niệm của một mối tình.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 6
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 7
Một chiếc khoá khác được khắc ngày tháng lên đáy khoá.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 8
Một cặp khoá được khoá chặt vào nhau. Nhiều người cho rằng đây là cách khá lãng mạn để thể hiện tình yêu, nhưng cũng không nên vì ảnh hưởng tới cầu, nhất là đối với cây cầu mang nhiều giá trị lịch sử như cầu Long Biên.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 9
Một chiếc khoá dây cũng được móc vào thành cầu.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 10
Theo thời gian, các ổ khóa dần hoen gỉ.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 11
Một "dòng chữ tình yêu" trên thanh lan can cầu Long Biên từ năm 2015.
"Khóa tình yêu" trên cây cầu lịch sử ở Hà Nội ảnh 12
Nhiều ý kiến cho rằng, tình yêu rất đáng trân trọng nhưng không nên chọn cách móc khoá hay viết chữ vào thành cầu, để không làm ảnh hưởng tới hiện trạng cây cầu lịch sử.
Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
Cô trò trường Tiểu học Cát Linh nỗ lực hết mình trong Ngày hội thiếu nhi vui khỏe
HHT - Trời mưa bất chợt khiến chương trình phải tổ chức muộn hơn dự kiến nhưng thầy cô và trò trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) vẫn hừng hực khí thế bước vào "Ngày Hội Thiếu Nhi Vui Khỏe". Không quan trọng thắng bại, tween vẫn cười rạng rỡ hạnh phúc vì đã nỗ lực hết mình tại ngày hội.
Cặp đôi Ấn Độ mở quỹ bảo hiểm trái tim tan vỡ, ai bị chia tay sẽ được nhận "tiền an ủi"
Cặp đôi Ấn Độ mở quỹ bảo hiểm trái tim tan vỡ, ai bị chia tay sẽ được nhận "tiền an ủi"
HHT - Một chàng trai ở Ấn Độ đã có thỏa thuận rất thú vị với người yêu. Theo đó, anh và người yêu gửi khoảng 150K/ tháng mỗi người vào “Quỹ Bảo hiểm Trái tim tan vỡ”. Mới đây, anh đã nhận được hơn 7 triệu đồng khi bạn gái có người khác, thôi thì cũng coi như là an ủi. Cách làm của chàng trai này khiến cư dân mạng rất thích thú và nhiều người nói sẽ học theo.

Có thể bạn quan tâm

Quả trứng luộc bị bỏ quên suốt 20 năm bất ngờ trở thành "viên ngọc" đắt giá

Quả trứng luộc bị bỏ quên suốt 20 năm bất ngờ trở thành "viên ngọc" đắt giá

HHT - Một bé gái đã luộc quả trứng với dự định sáng hôm sau mang đi học ăn, tuy nhiên lại để quên. Thời gian cứ thế trôi đi, thoáng chốc đã 20 năm. Bé gái đó - giờ đã là một cô gái - rất bất ngờ khi quả trứng luộc bị bỏ quên của mình biến thành thứ trông rất lạ mắt, thậm chí nhiều người còn hỏi mua lại.
Mỹ cảnh báo về một loại nước mắt nhân tạo sau khi một người thiệt mạng

Mỹ cảnh báo về một loại nước mắt nhân tạo sau khi một người thiệt mạng

HHT - Một người đã thiệt mạng, hàng chục người khác bị nhiễm loại vi khuẩn hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm, được cho là do dùng một loại nước mắt nhân tạo. Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) ở Mỹ đã phải đưa ra cảnh báo, vì hiện nay rất nhiều người đang dùng các sản phẩm nước nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.