Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời là khi bạn quyết định không bỏ cuộc!

Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời là khi bạn quyết định không bỏ cuộc!
HHT - Trong cuộc sống, lúc nào cũng có những khó khăn. Nhưng chỉ cần bạn giữ hy vọng và không bỏ cuộc, thì bạn sẽ vượt qua được!

Không có gì trong cuộc sống của James Cash Penney được coi là "dấu hiệu" cho biết sau này, cái tên đó sẽ trở thành một từ quen thuộc trong rất nhiều gia đình ở Mỹ và khắp thế giới. Ông sinh năm 1875 và lớn lên trong một trang trại nhỏ ở Kentucky. Khi Penney bước vào tuổi mới lớn cũng là lúc bố của ông trở thành nạn nhân trong cuộc tranh giành uy tín, rồi bị đẩy khỏi vị trí vốn có. Những khó khăn tài chính tiếp theo khiến Penney phải bỏ học, kiếm việc làm giúp đỡ gia đình. Ông bắt đầu làm nhân viên thu ngân cho một cửa hàng địa phương. Dù lúc đó ông không nhận ra, nhưng chính sự khởi đầu khiêm tốn này đã dẫn dắt ông bước vào sự nghiệp rạng rỡ trong ngành bán lẻ.

James Cash Penney – người sáng lập chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng J.C. Penney.

Sau khi làm việc ở nhiều cửa hàng khác nhau, Penney đã có thể mua được 1/3 cổ phần của một cửa hàng đồ khô tại Kemmerer, bang Wyoming, vào tháng 4/1902. Kemmerer chỉ là một thị trấn nhỏ, dân số không đến 1.000 người, với nghề nghiệp chủ yếu là khai thác mỏ. Penney và vợ sống trong một căn buồng gác mái bé xíu ngay trên cửa hàng. "Đồ nội thất" của họ bao gồm một thùng đồ khô rỗng, rất to, dùng thay cái bàn, và vài thùng nhỏ khác để làm ghế. Khi đứa con đầu tiên ra đời, bà Penney bọc con trong một chiếc chăn, để con nằm ngủ ngay dưới quầy, còn bà đứng bên cạnh, vẫn cùng chồng bán hàng cho khách.

Từ khởi đầu khiêm tốn đó, J. C. Penney cuối cùng đã quản lý hơn 1.700 cửa hàng. Ông đứng đầu chuỗi cửa hàng bách hóa lớn nhất nước Mỹ, mang chính tên ông. Ảnh hưởng của cha mẹ thể hiện rất rõ trong phương châm làm việc của Penney, khi ông miêu tả chuỗi cửa hàng của mình là "Những cửa hàng Nguyên tắc Vàng", dựa trên câu nói: "Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn họ làm cho bạn".

Cửa hàng J.C. Penney ở Kemmerer.

Mặc dù việc kinh doanh khiến Penney trở nên rất giàu có, nhưng cuộc sống của ông cũng không tránh được những khó khăn. Bắt đầu từ năm 1929, nhiều sự kiện xảy ra khiến Penny không ít lần chao đảo.

Khi cuộc Đại Khủng hoảng xảy đến, Penney phải vay mượn những khoản lớn để đảm bảo các cửa hàng của mình hoạt động bình thường, đồng thời vẫn duy trì việc đóng góp cho các quỹ từ thiện. Do khủng hoảng nên các ngân hàng đòi Penney trả nợ sớm hơn dự kiến, đẩy ông vào tình trạng eo hẹp. "Tôi căng thẳng và lo lắng đến mức không thể ngủ được" - Penney kể lại - "Và tôi bắt đầu thấy mình yếu đi, rất mệt, rất đau".

Lo ngại cho sức khỏe của mình, Penney đi khám. Bác sĩ cho rằng ông bị bệnh nặng. "Bác sĩ kê cho tôi một chế độ điều trị nghiêm ngặt, nhưng chẳng ăn thua gì" - Penney nhớ lại. Ông bị tấn công bởi hai mũi tên: sự thất vọng và tuyệt vọng. Chính ý chí sống của ông cũng suy giảm. "Tôi ngày càng thấy mình yếu đi" - Penney nói - "Tôi tan vỡ cả về thể chất lẫn tinh thần, trong lòng chỉ là sự tuyệt vọng, thậm chí không thể nhìn thấy một chút ánh sáng nào". Một đêm, Penney tỉnh dậy với cảm giác rằng đây là đêm cuối cùng của đời mình. "Tôi bò ra khỏi giường, viết thư tạm biệt vợ và con trai, và viết rằng tôi không kỳ vọng mình sống được để ngắm bình minh".

Thái độ lạc quan là điều rất dễ lan tỏa.

Penney tỉnh dậy vào sáng hôm sau, rất ngạc nhiên vì thấy mình vẫn sống. Khi bước xuống cầu thang bệnh viện, ông chợt nghe thấy tiếng hát ở đâu đó. Khi đi tìm hiểu, thì ông phát hiện ra một vài bệnh nhân ở tầng dưới đang vừa tập thể dục vừa hát. Dù cũng là những bệnh nhân nặng, nhưng họ vẫn hát những câu đầy lạc quan. "Bỗng nhiên, có điều gì đó xảy ra" - Penney nhớ lại - "Tôi không thể giải thích được. Tôi chỉ có thể gọi đó là một điều kỳ diệu. Tôi cảm thấy như mình được nhấc khỏi một cái hố tối tăm, ra ngoài trời nắng ấm rực rỡ".

Trong khoảnh khắc đó, Penney biết rằng ông vẫn còn hy vọng. "Từ ngày hôm ấy, cuộc sống của tôi bớt đi gánh nặng lo âu" - Penney nói - "Tôi biết rằng trên thế giới này lúc nào cũng có những khó khăn, nhưng chỉ cần tôi lạc quan, thì tôi sẽ vượt qua được".

Mãi về sau này, Penney vẫn luôn nói: “20 phút thay đổi cuộc đời tôi chính là 20 phút tôi đứng ở hành lang bệnh viện và lắng nghe những bệnh nhân cùng hát, với câu: "Xin đừng tuyệt vọng dù chuyện gì có xảy ra!””.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đối thoại với đoàn viên thanh niên
HHT - Trong chương trình đối thoại với đoàn viên thanh niên năm 2024, Đảng ủy - Ban Biên tập báo Tiền Phong đã trao đổi nhiều nội dung về công tác định hướng, hỗ trợ hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên, bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú; chế độ, chính sách với người lao động; định hướng chiến lược phát triển cơ quan; phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong việc phát huy chuyên môn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.