Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người

Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người
HHT - Mới đây, trong một nghiên cứu quy mô nhỏ, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hạt và sợi nhựa nhỏ trong chất thải rắn của những tình nguyện viên.

Nghiên cứu được tổ chức bởi tiến sĩ Philipp Schwabl của Đại học Y khoa Vienna (Áo) và được thực hiện trên ba người đàn ông và năm người phụ nữ có độ tuổi từ 33 đến 65. Họ đến từ Nhật Bản và bảy nước châu Âu khác nhau. Những tình nguyện viên ghi lại nhật kí về thực phẩm mình ăn. Sau một tuần, họ phải cung cấp mẫu chất thải rắn để kiểm tra. Tất cả mẫu chất thải rắn sau khi xét nghiệm đều dương tính với nhựa.

Tham khảo nhật ký, các nhà khoa học biết được rằng những nguồn thực phẩm của tám tình nguyện viên đều có nguy cơ chứa nhựa. Hai người nhai kẹo cao su hàng ngày và sáu người trong số họ ăn hải sản. Trong suốt một tuần, tất cả đều ăn thực phẩm được gói trong bao bì nhựa và uống nước trong những chai nhựa khác nhau.

Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 1
Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 2
Vi nhựa

Vi nhựa không phải là một loại nhựa cụ thể, mà là bất kỳ loại mảnh nhựa nào có chiều dài nhỏ hơn 5mm theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ. Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hormone, mắc các bệnh về thần kinh, hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.

Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 3
Tiến sĩ Schwabl

Tiến sĩ Schwabl cũng công bố thêm: “Trước đến nay, thế giới chỉ tạm tin rằng có vi nhựa bên trong con người. Nhưng bây giờ họ đã biết điều đó thực sự tồn tại.”

Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 4
Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 5
Không còn chỉ là cơn ác mộng: Vi nhựa đã xuất hiện trong chất thải của con người ảnh 6
Đại dương bị ô nhiễm nặng do chất thải nhựa, vậy thì chẳng trách vì sao vi nhựa lại xuất hiện trong cơ thể con người thông qua việc ăn uống.

Hàng năm, trung bình có tám triệu tấn chất thải nhựa - hầu hết là loại sử dụng một lần - trôi vào các đại dương. Ở đó, ánh sáng mặt trời và lực của sóng sẽ phá vỡ kết cấu của chúng thành những hạt nhựa nhỏ. Ngoài ra, những sợi nhựa nhỏ trong vải dệt từ sợi tổng hợp polyester còn đi vào hệ thống nước ngọt thông qua máy giặt. Kết quả là vi nhựa đã có mặt ở khắp các ngóc ngách trên hành tinh này.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?