Hai người bạn thân Steve Hathaway, 56 tuổi và Andrew Buttle, 48 tuổi, trong chuyến đi lặn biển mới đây tại hòn đảo White, một hòn đảo núi lửa cách đất liền của New Zealand 48km, đã vô tình gặp gỡ một con giun biển khổng lồ có kích thước to nhất từ trước đến nay.
Giun biển khổng lồ hay còn gọi là dưa chuột biển có tên tiếng Anh là Pyrosome. Nó chẳng phải là một sinh vật cụ thể nào mà là một tập hợp của hàng ngàn sinh vật bé nhỏ, các bào tử động gọi là zooids.
Mỗi zooids có nhiệm vụ riêng, chỉ dài có vài mm. Chúng góp phần tạo nên một quần thể khổng lồ cho dù chúng có thể tự sống tách rời khỏi quần thể đó. Chúng gắn kết với nhau nhờ một lớp vỏ mền trong suốt.
Loài Pyrosome còn được gọi là dưa chuột biển vì chúng có kích thước và hình dáng giống quả dưa chuột. Dưa chuột biển thường được tìm thấy gần bề mặt của các vùng nước ấm, chuyển động của chúng chủ yếu được kiểm soát bởi dòng chảy, thủy triều và sóng trong đại dương.
Pyrosome khổng lồ này dài tới 8m, và rung động nhẹ nhàng mỗi khi cảm nhận được 2 thợ lặn bơi xung quanh. Nó được phát hiện ở độ sâu 10m.
Cả hai ông Hathway và Buttle đều bị sự xinh đẹp và huyền bí của sinh vật này thu hút. Họ khẳng định đây là điều tuyệt vời nhất mà mình từng nhìn thấy dưới lòng đại dương.