Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho giáo viên, học sinh?

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho giáo viên, học sinh?
HHT - Phương án kiểm tra 1 tiết bằng đề chung được đánh giá có nhiều ưu điểm, hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, đánh giá đúng năng lực của học sinh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện kiểm tra 1 tiết bằng đề chung tại 23 trường trung học cơ sở trên địa bàn.

Đây là một cách làm mới của ngành giáo dục địa phương này nên bên cạnh những ý kiến ủng hộ thì cũng còn nhiều quan điểm lo ngại cho rằng, phương án này làm gia tăng áp lực thi cử cho cả giáo viên và học sinh.

Giáo viên lại gánh thêm việc

Theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quảng Ngãi thì chủ trương này đã được áp dụng trước đó tại một số trường học.

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho giáo viên, học sinh? ảnh 1
Việc kiểm tra 1 tiết bằng đề chung được nhiều trường triển khai công phu như kiểm tra giữa kỳ. (Ảnh: AP)

Qua đánh giá, xét thấy đây là phương án hay, tạo cơ sở để đánh giá chất lượng dạy – học một cách công bằng, đúng bản chất nên có thông báo gửi đến các trường triển khai.

Về phương án thực hiện thì tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của từng trường để có phương pháp triển khai linh hoạt, hiệu quả.

“Trước mắt là triển khai kiểm tra 1 tiết bằng đề chung đối với các môn như: Toán – Văn. Sau đó, có thể làm thêm các môn khác như: Tiếng Anh, Lý, Hóa...”, đại diện phòng giáo dục cho hay.

Mới đây, hơn 1.500 học sinh Trường trung học cơ sở Nguyễn Nghiêm (thành phố Quảng Ngãi) đã làm bài kiểm tra 1 tiết môn tiếng Anh bằng đề chung. Hai môn Tiếng Anh và Toán sẽ được trường tổ chức thí điểm kiểm tra chung trong học kỳ 1.

Khác với các kỳ kiểm tra trước, tất cả học sinh trong khối làm bài kiểm tra chung 1 đề thay vì mỗi lớp 1 đề như trước đây. Đề thi được bốc ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi của Tổ bộ môn.

Khâu làm bài và chấm bài thi được thực hiện như kỳ thi cuối kỳ với các công đoạn như: rọc phách, chấm chéo...

Kết thúc kỳ thi, nhà trường đã ghi nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía phụ huynh và học sinh.

Phần lớn học sinh cho rằng, đề kiểm tra phù hợp với khả năng học tập hàng ngày, không có nhiều áp lực như các kỳ kiểm tra trước đây.

Tuy nhiên, một số giáo viên bộ môn Tiếng Anh của nhà trường cũng nhìn nhận phương án này tốt nhưng đang gây ra nhiều áp lực cho giáo viên.

Bởi thực tế một học kỳ có nhiều bài kiểm tra 1 tiết nên giáo viên phải “gánh” thêm việc coi thi, rọc phách, ráp phách, chấm thi, tổng hợp điểm...

“Giảm áp lực, tạo công bằng, ngăn nạn dạy thêm trái phép”

Ông Lê Minh Hiền – phụ trách chuyên môn khối Trung học cơ sở (thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quảng Ngãi) cho biết, mục đích của phương pháp này là tạo ra sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá và xếp loại học sinh cũng như đánh giá chất lượng giảng dạy của người thầy.

Theo ông Hiền, mặt tích cực của phương pháp này là hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

“Trước đây, các đề kiểm tra do giáo viên đứng lớp ra đề nên xảy ra trường hợp học sinh đi học thêm thì được ôn thi các dạng bài gần với đề thi, còn học sinh không đi học thêm thì không được ôn đúng trọng tâm, trọng điểm.

Học sinh đi học thì chăm chăm đi học thêm ở các thầy cô giáo dạy mình, làm bài kiểm tra rất tốt nhưng khi đi thi thì kết quả không cao. Điều này gây ra tình trạng không công bằng trong đánh giá chất lượng học sinh”.

Giải thích về những vướng mắc của giáo viên cho rằng, phương án này khiến giáo viên “gánh” thêm công việc, ông Hiền cho rằng, hiểu như vậy là không đúng.

Bởi chủ trương của Phòng là các trường tùy theo điều kiện để triển khai, không bắt buộc phải rọc phách, ráp phách... mà có thể dùng đề kiểm tra chung đó thực hiện các quy trình như trước đây.

“Hơn nữa, định mức lao động của giáo viên mỗi tuần là 19 tiết dạy. Nhưng tại một số trường, có nhiều giáo viên chưa đủ số tiết dạy đó thì điều động đi coi thi 1-2 buổi. Cái đó là do giáo viên ngại khó thôi chứ không ảnh hưởng gì”, ông Hiền nói.

Nói về mặt tích cực của phương án dùng chung đề kiểm tra 1 tiết, ông Hiền cho rằng, nó giúp thầy cô giáo dạy đúng với trách nhiệm, dạy đúng chương trình, đúng chuẩn kiến thức.

Những đề kiểm tra từ ngân hàng đề mang tính khái quát, không nặng ở chương này mà nhẹ ở chương kia nên đòi hỏi giáo viên phải dạy đúng chương trình, còn học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản, tránh chuyện học tủ, học lệch…

“Phương án này cũng sẽ đánh giá phần nào năng lực của giáo viên dạy. Bởi mỗi lần kiểm tra 1 tiết, anh thấy cùng 1 đề thi đó mà các lớp khác làm tốt hơn lớp mình đứng dạy thì cần phải thay đổi, điều chỉnh lại cách dạy, bài giảng… của mình.

Đó là một hình thức để đánh giá ngược giáo viên”, ông Hiền cho hay.

Theo vov.vn
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn

HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?

HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?