Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen?

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen?
HHT - Từ vài năm trở lại đây, teen THCS ở TP. Quảng Ngãi đã quen với việc thi cuối kỳ bằng đề chung. Tuy nhiên từ năm học này, hình thức đánh giá năng lực bằng đề chung sẽ được áp dụng cho cả bài kiểm tra 1 tiết.

“Gỡ đá tảng” cho team nói không với “dạy thêm, học nếm”?

Năm học 2018 - 2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quảng Ngãi chính thức triển khai phương án kiểm tra 1 tiết bằng đề chung tại 23 trường THCS trên địa bàn. Cách làm mới này được cho là giúp đánh giá khách quan năng lực của các bạn học sinh, đồng thời hạn chế những tiêu cực phát sinh từ hoạt động dạy thêm, học thêm tràn lan.

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen? ảnh 1

Đề kiểm tra 1 tiết sẽ được bốc thăm từ ngân hàng đề của tổ bộ môn. Teen làm bài theo phòng thi có xếp số báo danh và bài kiểm tra thu về sẽ được rọc phách để chấm chéo. Bạn Bùi Lê Cẩm Tuyến (THCS Trần Phú, Quảng Ngãi) cho biết, trường của cô bạn đã áp dụng kiểm tra tập trung 1 tiết cho 5 môn học gồm Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Hóa học và Vật lý: “Gọi là cách làm mới nhưng chúng mình cũng không quá bỡ ngỡ vì xét về hình thức, kiểm tra 1 tiết sẽ được nâng cấp khá giống với thi học kỳ. Cá nhân mình thích kiểm tra 1 tiết bằng đề chung vì như thế rất công bằng, khách quan, điểm số lại công khai nên mình có thể biết rõ được năng lực của bản thân so với các bạn cùng khối”.

Đồng ý với bạn Tuyến, bạn Ngọc Thuận (THCS Trần Hưng Đạo, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Ban đầu mình cũng lo lắm vì trước giờ quen kiểm tra 1 tiết ngay tại lớp chứ không cần xếp phòng thi. Nhưng thử qua rồi mới thấy vấn đề chỉ nằm ở tâm lý thôi, vì đề khá vừa sức. Chỉ cần tập trung học và ôn tập kỹ kiến thức thì ngồi theo lớp hay trộn khối cũng vượt ải thành công thôi mà”.

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen? ảnh 2

Ngoài việc đánh giá công bằng năng lực học sinh, hình thức kiểm tra 1 tiết bằng đề chung còn được nhiều teen và phụ huynh ủng hộ vì hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc dạy thêm trái phép. “Lo nhất là giáo viên dạy thêm “mớm” đề kiểm tra trên lớp mà con không biết hay học thêm không đúng chỗ thì kết quả sẽ kém hơn bạn bè. Vậy nên kiểm tra 1 tiết bằng đề chung như Quảng Ngãi lại hay, giáo viên sẽ không thể dùng việc “lộ” đề kiểm tra để tạo áp lực cho học sinh đi học thêm nữa” - chị Mai Hoa, phụ huynh học sinh trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội) cho biết.

Đề thi chung đi kèm với những mối lo riêng

Hình thức ra đề này đúng là loại trừ được tiêu cực “phải đi học thêm thầy cô mới làm được bài” hay lộ trước đề song vẫn khiến nhiều gia đình teen lo ngại sẽ làm tăng áp lực học tập, thi cử cho teen. “Các bạn ở Quảng Ngãi lo lắng cũng đúng thôi vì hình thức này sẽ áp dụng cho hầu hết các môn học chính, số tiết nhiều. Tính cả thi học kỳ thì việc kiểm tra, đánh giá sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Có học giỏi đến mấy thì cũng không tránh khỏi tâm lý hoang mang khi một tháng lại đôi lần bước vào phòng thi đâu nhé!” - bạn Đỗ Nga (THCS Kỳ Bá, Thái Bình) nêu ý kiến.

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen? ảnh 3

Nếu teen băn khoăn khi những bài kiểm tra 1 tiết “gắt” chẳng kém thi học kỳ thì các trường học và thầy cô lại “đau đầu” về việc tổ chức. Kiểm tra một tiết bằng đề chung nên sẽ cần huy động không ít cán bộ để tham gia vào các khâu coi thi, rọc/ ghép phách, chấm và tổng hợp điểm thi. Việc xây dựng được một ngân hàng đề mang tính khái quát và chất lượng tối ưu cũng không phải đơn giản khi mỗi thầy cô có một phương pháp giảng dạy và cách ra đề riêng. Đề thi được bốc thăm ngẫu nhiên nên thầy cô khó khoanh vùng kiến thức. Cả thầy và trò chỉ còn cách ôn tập một lượng kiến thức lớn với tâm lý “dạng bài nào cũng có thể thi”.

“Nhiều kỳ thi cũng đề chung, cắt phách, quản lý chấm nghiêm ngặt mà vẫn có trường hợp tiêu cực thì không chắc kiểm tra 1 tiết bằng đề chung sẽ hạn chế được hết tình trạng này. Đó là chưa kể trường hợp học sinh đề nghị phúc khảo thì sẽ phải thành lập hội đồng chấm lại bài. Vậy nên cô nghĩ cái cần nhất vẫn là thầy cô phải dạy hết mình và chấm bài công tâm” - cô Hạnh Nguyễn (giáo viên THCS Trà Phú, Quảng Ngãi) chia sẻ.

Kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có gây áp lực cho teen? ảnh 4

Chủ động “học bơi” để thảnh thơi trước mọi “dòng chảy”

Việc teen TP. Quảng Ngãi kiểm tra 1 tiết bằng đề chung có cả ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, dù là đề chung hay riêng thì ưu tiên hàng đầu vẫn là câu chuyện ý thức. “Kiểm tra 1 tiết theo đề chung hay như cũ thì cũng chỉ là một cách để chúng mình tự nhận thức về năng lực học tập của bản thân sau một quá trình. Cứ học nghiêm túc và chăm chỉ ôn luyện thì thi đề gì chăng nữa bạn cũng có thể vượt qua cơ mà!” - Bạn Mỹ Anh (THCS Trần Phú, Quảng Ngãi) cho biết.

Thế nên thay vì lo lắng và mất thời gian tranh luận đề chung hay riêng mới tốt, chúng mình cần chủ động trong việc ôn luyện để sẵn sàng ứng biến với mọi thay đổi. Hãy như những chú cá hồi nhỏ bé nhưng không ngại vượt ngược dòng nước chảy xuôi, vì đón nhận cái mới bao giờ cũng mang lại cho chúng mình nhiều trải nghiệm và thêm phần bản lĩnh, trưởng thành hơn bạn nhé!

Theo Trích HHT 1285
MỚI - NÓNG
Cơ hội học bổng và tư vấn 1-1 với gần 40 đơn vị giáo dục New Zealand tại triển lãm giáo dục
Cơ hội học bổng và tư vấn 1-1 với gần 40 đơn vị giáo dục New Zealand tại triển lãm giáo dục
Ngày 22/3, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) và Công ty TNHH Eduvina phối hợp tổ chức Triển lãm Giáo dục New Zealand tháng 4/2023, với sự tham gia của gần 40 đơn vị giáo dục từ New Zealand. Tham gia sự kiện, phụ huynh, học sinh, sinh viên (PH-HSSV) sẽ có cơ hội tiếp cận với các thông tin cập nhật về chương trình học, chính sách thị thực và học bổng tại New Zealand. Sự kiện sẽ được tổ chức vào ngày 1/4/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 2/4/2023 tại Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Phong trào thời trang tái chế đang "viral" tại trường học bất ngờ nhận về tranh cãi

Phong trào thời trang tái chế đang "viral" tại trường học bất ngờ nhận về tranh cãi

HHT - "Thời trang tái chế" bỗng trở thành chủ đề được quan tâm trên các diễn đàn dành cho người trẻ bởi những thiết kế cầu kì, ấn tượng. Tuy nhiên, các cuộc thi cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều cho rằng những tác phẩm dự thi đang bị biến tướng, mất dần tính tái chế, bảo vệ môi trường.
Lên mạng hỏi cách tìm lại con robot hút bụi bị mất tích, dân mạng phản ứng rất hài

Lên mạng hỏi cách tìm lại con robot hút bụi bị mất tích, dân mạng phản ứng rất hài

HHT - Một anh chàng ở Trung Quốc đã rất “đau lòng” khi con robot hút bụi của mình biến mất, không thấy tăm hơi suốt một tuần liền. Anh viết lên mạng để hỏi mọi người về kinh nghiệm tìm lại robot hút bụi. Điều thú vị là cả cách kể chuyện của anh này lẫn trả lời của cư dân mạng đều rất hài hước.
Tiền Phong Marathon 2023: Rưng rưng khoảnh khắc cầu hôn tại vạch đích

Tiền Phong Marathon 2023: Rưng rưng khoảnh khắc cầu hôn tại vạch đích

HHT - Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) đã khép lại cùng nhiều kỷ niệm đáng nhớ với cả các runner và ban tổ chức. Nơi vạch đích không chỉ xác lập những kỷ lục của các vận động viên mà còn sở hữu những "biến số" bất ngờ tạo nên một mùa Tiền Phong Marathon 2023 khó quên.
Bỗng dưng nổi tiếng vì hồ sơ xin việc quá “ấn tượng”, làm ở đâu là công ty đó gặp xui

Bỗng dưng nổi tiếng vì hồ sơ xin việc quá “ấn tượng”, làm ở đâu là công ty đó gặp xui

HHT - Một người bỗng nhiên gây “bão mạng” chỉ vì một phần hồ sơ công việc của anh ấy bị đăng lên mạng xã hội LinkedIn. Thậm chí, cư dân mạng nói rằng anh này không cần đi tìm việc nữa vì hẳn các công ty sẽ sẵn sàng trả tiền để anh ấy… không đến công ty họ. Tại sao lại như vậy?