Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không?

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không?
HHT - Bạn biết bạn bao nhiêu tuổi, hẳn rồi. Nhưng đôi khi bạn cảm thấy mình như một đứa trẻ lên 5, đôi khi lại thấy mình già dặn như… 30 tuổi. Đó là do độ tuổi cảm xúc của bạn đấy.

Chẳng ai trong số chúng ta là lớn lên giống như nhau cả. Và mặc dù tuổi sinh học sẽ tăng dần theo thời gian, nhưng tuổi cảm xúc là một quá trình trưởng thành khác biệt. Hãy trả lời những câu hỏi trong bài trắc nghiệm này để khám phá tuổi cảm xúc của bạn nhé.

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 1

1. Bạn và cậu bạn thân (hoặc cậu bạn “trên cả mức thân”) đang bàn bạc chuyện đi ăn tối với nhau - một tuần mẹ mới cho đi một buổi thôi nha. Thế mà cậu ấy cứ đòi ăn sushi, trong khi bạn thích ăn pizza với spaghetti cơ. Bạn sẽ làm gì?

a. Chu mỏ ra và bảo: “Rõ ràng là sở thích của tớ chẳng có ý nghĩa gì với cậu cả!”.

b. Năn nỉ ỉ ôi (nhưng hết sức ngọt ngào) cho đến khi cậu ấy đành phải đồng ý. Dù gì cả tuần cũng mới được đi ăn có mỗi một lần, phải làm theo ý mình chứ.

c. Tuyên bố: “Có lẽ chúng ta không nên đi ăn tối cùng với nhau!”.

d. Quyết định thỏa hiệp: tuần này sẽ đi ăn sushi còn tuần sau sẽ đi ăn pizza.

2. Một người bạn thân gần đây rất hay hủy hẹn với bạn, mà bạn không biết lý do tại sao. Bạn sẽ xử lý tình huống này thế nào?

a. Đến nhà bạn ấy và đòi được giải thích.

b. Lờ tịt bạn ấy đi. Khi nào bạn ấy sẵn sàng trở thành một người bạn tốt, thì bạn ấy nên hy vọng rằng bạn vẫn còn muốn làm bạn với bạn ấy.

c. Gọi điện cho một người bạn tốt khác, vốn biết thông cảm, và than phiền rằng bạn đã bị cho “leo cây” như thế nào.

d. Nói chuyện với bạn ấy và hỏi có vấn đề gì khiến bạn ấy không hài lòng hay không.

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 2

3. Bạn mắc một lỗi gì đó trong nhiệm vụ cô giáo giao cho, và cô giáo gọi bạn vào văn phòng nói chuyện riêng. Bạn phản ứng thế nào?

a. Tìm cách đổ lỗi cho ai đó hoặc hoàn cảnh nào đó.

b. Òa lên khóc.

c. Xin lỗi cô giáo, nhưng khi về chỗ mình thì xị mặt ra và tức tối.

d. Thừa nhận lỗi của mình, xin lỗi cô, và cố hết sức để sửa chữa hậu quả.

4. Cậu bạn gà bông của bạn muốn đi sinh nhật một tên trong nhóm của cậu ấy vào đúng hôm bạn muốn rủ cậu ấy đi sinh nhật một người họ hàng thân thiết. Bạn sẽ làm gì?

a. Chiến tranh lạnh đến khi nào cậu ấy phải đổi ý.

b. Dỗi và hy vọng rằng nét mặt đau khổ của bạn sẽ khiến cậu ấy phải đứng về phía bạn.

c. Chẳng làm gì cả. Cậu ta nên biết rằng bạn muốn cậu ta bỏ qua bữa tiệc sinh nhật của cái tên bạn “kỳ đà cản mũi” kia.

d. Gợi ý rằng cậu ấy đi cùng bạn tới tiệc sinh nhật “bên phía bạn” một lúc, rồi tới sinh nhật người bạn cùng nhóm kia.

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 3

5. Khi đối mặt với một xung đột nào đó, thì phản ứng thường gặp của bạn là gì?

a. Nếu tôi không có được những gì tôi muốn, tôi thường sẽ cảm thấy rất bực mình hoặc khó chịu về chuyện đó.

b. Khi tôi muốn thứ gì đó, tôi giành lấy nó.

c. Tôi thường lúng túng và không biết phải quyết định thế nào.

d. Đối với tôi, “xung đột” tức là tìm ra một giải pháp để dàn xếp, thỏa hiệp.

Kết quả của bạn đây:

Nếu bạn chọn nhiều câu a nhất: Cảm xúc của bạn mới ở mức… bé bi.

Đơn giản là bạn không nhận ra tất cả phần còn lại của thế giới. Khi bạn cần điều gì đó, bạn làm ầm ỹ lên cho đến khi bạn có được và cũng chẳng cảm thấy cần phải trả lại ai cái gì cả. Chiến lược cơ bản theo kiểu “con đói, cho con ăn!” này rất có hiệu quả với một số người đến mức họ cứ mắc kẹt trong đó; bởi họ có được rất nhiều thứ, chỉ không có sự nhạy cảm đối với người khác. Kể cả khi chúng ta đã trưởng thành, đôi khi chúng ta vẫn dùng lại “tuyệt chiêu baby” này, thường xuyên hơn mức chúng ta nhận ra. Đặc biệt trong chuyện tình cảm thì nhiều người có cảm xúc ở mức baby lại càng được thể, bởi vì sự cưng chiều của đối phương tạo cho bạn cảm giác giống như hồi nhỏ: ai có thứ tôi cần, thì tôi đòi nó.

Bạn sẽ dễ nhận ra sự non nớt trong cảm xúc của mình khi bạn nghe thấy chính mình nói: “Nếu cậu coi tớ là bạn thân/ nếu cậu quý mến tớ, thì cậu sẽ…”. Chỉ có một em bé mới có được những thứ mình đòi chỉ vì chúng được yêu quý, mà chẳng ai đòi hỏi ở chứng gì cả.

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 4

Nếu bạn chọn rất nhiều câu b: Cảm xúc của bạn ở mức… trẻ con.

Bạn rõ ràng có nhận ra rằng vẫn có những người khác kiểm soát được những “nguồn lực” quan trọng trong cuộc sống như sự chú ý, sự động viên, tiền bạc và cả tình cảm nữa. Bạn thường không cảm thấy công bằng trong các mối quan hệ, nhưng bạn là người đàm phán rất siêu và rất… lắm chiêu. Thái độ chung của bạn thường là: “Nếu ai có những thứ tôi muốn, tôi sẽ tìm cách để lấy được chúng”. Bạn đáng yêu, biết cách làm hài lòng người khác, dễ khiến người khác… động lòng, và có xu hướng dễ nổi giận.

Bạn sẽ biết cảm xúc trẻ con của mình khi bạn thấy chính mình nửa dỗ ngọt nửa năn nỉ người khác. Nếu bạn cũng để ý thấy mình hơi… mưu mẹo một chút để được làm theo cách của mình, hoặc đổ lỗi, thì chào mừng bạn trở về với thời con nít. Phần thưởng có thể sẽ là những thứ bạn muốn, nhưng cái giá phải trả là nó khiến bạn thấp đi một chút.

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 5

Nếu bạn chọn nhiều câu c: Cảm xúc của bạn ở mức tuổi teen.

Bạn cũng thấy có những người khác mạnh mẽ hơn mình, nhưng bạn không thoải mái lắm với “quyền lực” hoặc khả năng kiểm soát của họ. Bạn xoay chuyển qua lại, đôi khi thì đòi được độc lập, bằng bất kỳ giá nào (“Không, mình sẽ không gọi điện để hỏi cậu ta có đến được không, mình không việc gì phải hỏi ý kiến cậu ta”), rồi những lúc khác lại kỳ vọng được giúp đỡ (“Dù sao mình vẫn mong rằng cậu ta sẽ đến. Cậu ta phải biết là mình muốn cậu ta đi cùng chứ”). Một người mang cảm xúc tuổi teen muốn hoặc là tất cả, hoặc là không gì cả, và đôi khi là… cả hai điều đó trong cùng một cuộc tranh cãi.

Bạn sẽ biết cảm xúc của mình ở mức tuổi teen khi bạn không thể thỏa hiệp, ngay cả khi một phần tâm trí bạn nhận ra rằng người kia đang nói đúng. Khi bạn khăng khăng về một điều gì đó chẳng hề quan trọng lắm với bạn (“Đây là cách của tôi và chỉ có tôi mới quyết định được nó là đúng hay không”), thì rõ ràng bạn không còn đang tranh luận vì một quan điểm nữa. Mà lúc đó, bạn tranh luận để chứng tỏ quyền lực/vị trí/vai trò của mình.

Sự mâu thuẫn chính là đặc trưng của những người mang cảm xúc tuổi teen. Nếu bạn có mối kết nối vừa yêu vừa ghét với anh/ chị bạn, với người bạn thân của bạn, hoặc với cả một cậu bạn đặc biệt nào đó…, thì đấy chính là dấu hiệu cho biết bạn đang mang đúng cảm xúc của lứa tuổi teen đấy!

Kiểm tra xem cảm xúc có chịu trưởng thành cũng độ tuổi sinh học của bạn hay không? ảnh 6

Nếu bạn chọn hầu hết toàn câu d: Cảm xúc của bạn thực sự trưởng thành.

Bạn nhận ra những nhu cầu của chính mình và hiểu rằng những người thân thiết có thể có những mong muốn trái ngược với bạn. Ví dụ, bạn có thể chấp nhận rằng cậu bạn đặc biệt hẳn là thích đi sinh nhật một tên bạn cùng nhóm hơn là đi với bạn đến sinh nhật người họ hàng như bạn hy vọng. Nếu những người xung quanh bạn cũng có cảm xúc ở mức trưởng thành (hy vọng thế), thì ai cũng sẽ nhận ra rằng luôn làm theo những gì mình muốn có thể khiến người khác bị tổn thương. Cho nên, trong mỗi trường hợp, bạn sẽ có cách thảo luận để tìm ra giải pháp mà cả hai người đều tương đối hài lòng, hoặc theo cách có đi có lại (lần này tôi nhường, lần sau đến lượt cậu).

Bạn sẽ biết rằng cảm xúc của mình ở mức trưởng thành khi bạn có thể cân bằng giữa việc có được những gì mình muốn và cho đi những gì người khác cần. Khi bạn có thể nhường người khác mà không cảm thấy mình bị mất “vị trí”, hoặc khi bạn vẫn giữ được quan điểm của mình mà không sợ bị bỏ rơi, thì bạn đã là người trưởng thành rồi đấy. Tất nhiên, cảm xúc của ai cũng có lúc bị “tụt” về mức trẻ con, nhưng hãy cố gắng tự đẩy mình đến mức trưởng thành càng thường xuyên càng tốt nhé!

Theo tuần san HHT
MỚI - NÓNG
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình
HHT - Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện những đoạn tin nhắn của cô giáo dạy Hóa nhắn cho học sinh với nội dung nhắc đến chuyện đi học thêm: “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không?” hay “Các bạn không học thêm Hóa thật luôn hả? Rồi hiểu gì chứ?”.

Có thể bạn quan tâm

Một thời để nhớ: Bức chân dung đẹp nhất được chụp bởi rung động của trái tim

Một thời để nhớ: Bức chân dung đẹp nhất được chụp bởi rung động của trái tim

HHT - Khi Mẫn cắm bông, mồ hôi đọng trên trán nó từng hạt lớn. Ánh nắng ngoài cửa sổ cũng vàng sượm. Tớ đang lắp phim, bèn đưa máy lên bấm thử. Nghe tiếng xoạch, nhỏ Mẫn nhìn thẳng vào tớ, nở nụ cười mắc cỡ, hơi rụt rè, nhưng ánh mắt thật trìu mến. Tớ sững lại, rồi bấm luôn vài phát liên tiếp.