Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người

Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người
HHT - Trước khi con người biết cách canh tác, trồng trọt cách đây 12.000 năm thì loài kiến đã biết trồng nấm 60 triệu năm trước và thậm chí còn biết dùng cả… kháng sinh.

Trong một nghiên cứu mới đây được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ), các nhà khoa học đã tiết lộ rằng, hiện tại, trên thế giới có khoảng 250 loài kiến và loài kiến ​​đã biết… trồng nấm khoảng 60 triệu năm về trước.

Tuy nhiên, đây chưa phải là một thông tin khiến nhiều người bất ngờ bởi trong quá trình “trồng trọt” của mình, những "cây nấm" của kiến ​​có nguy cơ bị ký sinh trùng tấn công và có thể làm hỏng cả “mùa vụ” của kiến. Chính vì vậy, để xử lý tình huống này, kiến đã biết cách sử dụng xạ khuẩn actinobacteria để tiết ra kháng sinh “trị bệnh” cho loại nấm chúng đang canh tác.

Kiến biết dùng… kháng sinh trước cả con người ảnh 1

“Con người mới học cách sử dụng kháng sinh cho mục đích y học cách đây chưa đầy 100 năm, trong khi kiến ​​đã sử dụng thuốc kháng sinh từ vi khuẩn để quản lý vườn nấm trong hàng triệu năm về trước”, giáo sư Christian Rabelingm, đại học Arizona, cho biết.

Có lẽ thú vị nhất hơn cả đó là trong một số mẫu hổ phách được phát hiện phát hiện tại Cộng hòa Dominica, một vài mẫu vật này có một những con kiến có “túi” chứa xạ khuẩn actinobacteria. Như vậy có thể thấy loài kiến nhỏ bé đã có những bước tiến bộ sớm hơn loài người rất rất nhiều.

Từ cách đây hàng chục triệu năm, kiến đã biết dùng kháng sinh để trị bệnh cho nấm. Cho đến nay, cách thức của loài kiến vẫn rất hiệu quả và không hề nhận thấy dấu hiệu kháng kháng sinh.

Điều này dẫn đến một vấn đề đó chính là bí mật vì sao loài kiến sử dụng xạ khuẩn actinobacteria lại không xảy ra tình trạng kháng kháng sinh trong việc tiêu diệt các loại ký sinh tấn công loại nấm chúng canh tác? Trong khi đó, loài người đang vấp phải những thách thức trước vấn đề kháng kháng sinh ở con người trong thế kỷ tới.

Các nhà khoa học cho rằng, cách sử dụng kháng sinh của loài kiến chính là một trong những cơ sở để con người có thể tham khảo cho việc giải quyết vấn đề ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh.

"Tôi đặt niềm tin mạnh mẽ vào khám phá từ loài kiến sẽ giúp chúng ta tìm ra cách làm giảm sự xuất hiện của kháng kháng sinh", giáo sư Cameron Currie, chuyên gia về vi khuẩn từ Đại học Wisconsin-Madison nhấn mạnh.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?