Kiều hối & động lực

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm, lượng kiều hối về thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) vẫn đạt hơn 9,46 tỷ USD trong năm 2023. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây với mức trên 50% so với tổng lượng kiều hối của cả nước". -

Thông tin này được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết vào chiều 24/1. Cũng trước đó ít ngày, tại Hội nghị tổng kết ngành, lãnh đạo NHNN đưa ra dự báo năm 2023, lượng kiều hối chuyển về nước dự kiến tăng từ 25-30% so với năm 2022. Con số này còn được Ngân hàng Thế giới (WB) nêu cụ thể: Nguồn kiều hối đổ về Việt Nam dự kiến đạt 14 tỷ USD trong năm 2023.

Kiều hối tăng kỉ lục trong năm kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đúng là không có tin nào có thể vui hơn những ngày này, đặc biệt là khi “Tết đến, xuân về”. Bởi ai cũng biết: kênh kiều hối luôn đặc biệt quan trọng với Việt Nam. Với 6 triệu người Việt đang sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ (80% là các nước phát triển), kiều hối trong suốt mấy thập niên qua, luôn được kỳ vọng là nguồn ngoại tệ thúc đẩy kinh tế đất nước và đời sống người dân trong nước.

Theo phân tích của nguồn kiều hối 2023 chuyển về TPHCM đạt gấp 2,7 lần, bằng khoảng 14% GRDP của thành phố. Lượng kiều hối "chảy" về từ châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất (50,5%) và tăng trưởng 143% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, lượng kiều hối chuyển về từ khu vực châu Phi và châu Mỹ đều giảm.

Nguồn kiều hối về nước rồi tiếp tục "chảy" vào đâu? Theo lãnh đạo NHNN, tuy các ngân hàng không thống kê cụ thể nhưng đại đa số nguồn ngoại tệ này sẽ đi vào nền kinh tế qua các kênh như tiêu dùng, kinh doanh, cải thiện đời sống, xây nhà cửa… và mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và an sinh xã hội. Với bản chất là nguồn tiền thu nhập, tích lũy, tiết kiệm của kiều bào, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về cho, tặng thân nhân. Lợi ích trong sử dụng, chi tiêu, đầu tư, kinh doanh của kiều hối mang lại hiệu quả và sự khác biệt rất lớn so với các nguồn vốn ngoại tệ khác về mặt chi phí và điều kiện sử dụng. Những đồng ngoại tệ đưa về cho người thân của kiều bào này cũng trực tiếp tạo ra nguồn lực mua sắm, tiêu dùng, vào sản xuất”- một chuyên gia nhấn mạnh

WB dự báo kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, năm 2024 và đến cuối năm này có thể đạt 14,4 tỷ USD, cao hơn năm 2023. Nếu theo ước tính, trung bình 3 năm gần đây Việt Nam đã nhận tới 17 - 18 tỷ USD kiều hối mỗi năm. Trong 10 năm trở lại đây, lượng kiều hối trở thành “điểm sáng” của Việt Nam và duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong tốp 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kiều hối luôn được đánh giá là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà ngoài tạo nguồn lực thực sự cho đất nước, kiều hối cùng với các nguồn thu ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài FDI, du lịch đã góp phần giúp tài khoản thanh toán, cán cân vãng lai và Quỹ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có cơ hội thêm dày, giúp tỷ giá trên thị trường chợ đen ổn định.

MỚI - NÓNG
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
Nhiều ngôi sao thể thao thế giới tới Việt Nam
TPO - Trong dịp 30/4-1/5, người hâm mộ bất ngờ đón chào tay vợt huyền thoại Roger Federer, vận động viên golf nổi tiếng Sir Nick Faldo khi họ du lịch tới Hội An, Quảng Nam. Tại Đà Nẵng ngày 28/4, các siêu sao bóng đá Brazil đã xuống bãi biển Đà Nẵng chơi bóng cùng người hâm mộ. 
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
Đổ xô đi đảo Lý Sơn
TPO - Từ ngày 27-29/4, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đón hơn 6.000 lượt du khách đến tham quan, du lịch. Ban quản lý Cảng Sa Kỳ đã bố trí tăng hàng chục chuyến tàu cao tốc, siêu tốc mỗi ngày. Hiện toàn bộ cơ sở homestay, nhà nghỉ, khách sạn trên đảo đã kín phòng.