Kỳ 2: Du lịch biển – Hướng mở động lực mới

0:00 / 0:00
0:00
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thái Bình đã tăng cường nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến, thúc đẩy phát triển du lịch như : thi thiết kế Logo và Slogan du lịch Thái Bình; triển khai Chương trình phối hợp và giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch; tổ chức Tuần hè biển cồn Đen gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP...
Kỳ 2: Du lịch biển – Hướng mở động lực mới ảnh 1

Chế biến hải sản khô của ngư dân ven biển Thái Bình

Hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với sản phẩm đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hoá Thái Bình, thân thiện với môi trường, tỉnh chỉ đạo tập trung phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch biển, du lịch sinh thái tại các khu du lịch cồn Vành, cồn Đen, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn huyện Thái Thụy; đồng thời tích cực mời gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hiện đại tại các khu vực cồn Đen, cồn Vành, Cồn Thủ... để nâng cao sức hấp dẫn du lịch.

Kỳ 2: Du lịch biển – Hướng mở động lực mới ảnh 2

Khu vực nuôi ngao ven biển Thái Bình

Việc triển khai phát triển du lịch biển theo quy hoạch đã mang lại kết quả tích cực. Các dịp nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần, các khu du lịch biển cồn Vành, cồn Đen, khu vực bãi triều huyện Thái Thụy đón tiếp trên hàng chục ngàn lượt khách. Năm 2022, toàn tỉnh có 382 cơ sở lưu trú với 5.692 phòng (trong đó các huyện ven biển có 89 cơ sở lưu trú với 1.319 phòng ) và 04 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, 08 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa; tăng 117 cơ sở lưu trú với 2.076phòng (các huyện ven biển tăng 17cơ sở lưu trú với 189 phòng) so với năm 2018. Giai đoạn 2020 - 2022 đạt tăng trưởng khách bình quân 12-13%, doanh thu tăng trưởng bình quân 15-16%, trong đó tỷ trọng khách du lịch lựa chọn các khu, điểm du lịch biển, gần biển tăng mạnh. Sáu tháng đầu năm 2023, ước đạt 452.000 lượt, doanh thu ước đạt 312 tỷ đồng.

Đến năm 2025, Thái Bình sẽ vẫn tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí cao cấp kết hợp với du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan rừng ngập mặn và tìm hiểu, khám phá các sản phẩm hàng hóa lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của Khu kinh tế. Kết nối du lịch Khu kinh tế với các hành trình du lịch nổi tiếng trong vùng bằng đường thủy, đường biển, đường hàng không (thủy phi cơ). Hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái hiện đại, đẳng cấp tại khu vực Cồn Đen, Cồn Vành, Cồn Thủ. Bên cạnh đó, duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; mở rộng phát triển du lịch sinh thái biển để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế.

Kỳ 2: Du lịch biển – Hướng mở động lực mới ảnh 3

Người dân ven biển chế biến hải sản khô

Thái Bình cũng sẽ từng bước hoàn thiện xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi để người dân ven biển chuyển đổi nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm, sử dụng đất đa mục đích, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Hỗ trợ về giá, thuế cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, các tuyến du lịch ra cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ cứu hộ, cứu nạn; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch và dịch vụ biển. Quan tâm giáo dục, phát triển nhân lực tại các xã có biển để khai thác các tài nguyên biển một cách bền vững phục vụ dân sinh. Tích cực thực hiện các chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển, hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp và thủy sản. Tăng cường bảo vệ môi trường tại các khu du lịch biển; tổ chức thu gom rác thải trên biển. Khuyến khích phát triển các loại hình giao thông thân thiện với môi trường tại các khu du lịch biển....

Về dịch vụ biển, phát triển dịch vụ giao, nhận, vận chuyển gắn với hệ thống cảng biển, ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại. Thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển. Phát triển đội tàu vận tải biển theo hướng hiện đại với chất lượng ngày càng cao, cơ cấu hợp lý, an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh để chủ động hội nhập. Tỉnh đầu tư xây dựng cảng biển Thái Bình đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000 DWT (phía biển), 5.000 DWT (phía trong sông); các khu bến khác: Mỹ Lộc, Thái Thọ, Tân Sơn, Thụy Tân, Nam Thịnh cho tàu có tải trọng 200 – 1.000 tấn; Ba Lạt cho tàu có tải trọng từ 5.000 – 30.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ quá trình hình thành và phát triển Khu kinh tế. Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ logistics để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

MỚI - NÓNG
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
Cụ ông tử vong nghi do sốc nhiệt
TPO - Khi đang đi trên đường để về nhà giữa nắng nóng 42 độ C, cụ ông 80 tuổi ở Hà Tĩnh bị ngất xỉu. Nạn nhân được đưa đến bệnh viện, nhưng tử vong sau đó nghi do sốc nhiệt.