Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Sau nửa học kỳ với chương trình mới, kỳ thi Học kỳ I (HKI) chuẩn bị diễn ra với những đổi mới trong cấu trúc đề, một số câu hỏi thực tế cũng như một số khác biệt nhỏ so với giữa kỳ.

Các câu hỏi được thực tiễn hóa

Bắt đầu từ năm nay, các môn ban tự nhiên (toán, địa, sinh, hóa, lý) đều được thêm nhiều câu thực tế. Như trong đề thi của trường THPT Tân Hiệp (Tiền Giang), phần tự luận môn Toán có bài toán tính lượng đường và cam để pha và từ đó tính ra lượng tiền lãi khi bán.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 1

Câu hỏi thực tế đã tạo nhiều hứng thú cho teen khi làm bài thi.

Hà Thị Nhàn (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết bản thân khá thích thú với những câu hỏi có tính áp dụng thực tế: “Đôi lúc cô cũng xem qua sách của con để coi bạn học hành ra sao. Lúc đó cô bắt gặp mấy câu hỏi đi tính lãi ngân hàng, tính mảnh đất, cô thấy nó cũng hay vì mình cũng có thể hỗ trợ giảng giải cho con".

Xuất hiện dạng trắc nghiệm

Ở chương trình cũ, các câu trắc nghiệm chỉ xuất hiện trong đề thi khối 12. Ngoại trừ môn Ngoại Ngữ, đề thi của khối 10 và 11 thường chú trọng phần tự luận. Song, trong kỳ thi ở chương trình mới, một số trường đã thử sức học sinh bằng dạng câu hỏi này.

Tùy thuộc vào từng môn ở các trường, dạng câu hỏi này chiếm khoảng 50 - 70% tổng điểm tùy vào từng môn, kể cả môn Ngữ Văn. Bạn Thùy Anh (học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM) chia sẻ: “Tụi mình sẽ dễ lấy điểm phần đọc hiểu hơn với đề trắc nghiệm. Vì theo dạng đề cũ, câu hỏi sẽ yêu cầu học sinh vừa đảm bảo viết đủ ý, đủ lượng kiến thức, vừa yêu cầu học sinh trình bày mạch lạc, tỏ rõ được quan điểm còn ở dạng đề mới này thì vấn đề chỉ xoay quanh các kiến thức cơ bản có sẵn trong đề.”

Tuy nhiên, Thùy Anh vẫn thiên về dạng đề cũ hơn vì tính phân hóa cao, giúp phân loại và đánh giá học sinh được trực quan và khách quan hơn.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 2

Thùy Anh vẫn nghiêng về các câu hỏi tự luận môn Ngữ Văn vì sẽ dễ phân hóa học sinh.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 3

Đề thi trắc nghiệm môn Ngữ Văn của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.

Nhờ tính bao quát rộng kiến thức, dạng câu hỏi này sẽ thường kèm theo những vấn đề liên môn, liên ngành nhằm đánh giá khả năng tổng hợp, hệ thống kiến thức của học sinh. Đề thi giữa kỳ môn Lịch Sử ở trường THPT Lê Hồng Phong (Quảng Ninh) có câu hỏi về mối quan hệ giữa môn Lịch Sử và ngành du lịch dịch vụ của nước ta.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 4

Những câu hỏi vận dụng đã khiến teen hứng thú với môn Lịch sử vốn bị cho là khô khan.

Nhận xét về đề thi này, bạn Hoài Thu (trường THPT Lê Hồng Phong, Quảng Ninh) chia sẻ: “Bản thân mình cảm thấy câu hỏi này rất hay vì nó giúp tụi mình nhận thức được tầm quan trọng của môn Sử và tính áp dụng cao của một bộ môn thường bị gắn mắc là khô khan, nặng lý thuyết”.

Giảm thiểu tình trạng “áp dụng công thức là ra”

Ở những môn Xã hội thường bị gắn mác là "học vẹt" lại có những câu hỏi phân loại học sinh rất cao, buộc học sinh phải thật sự hiểu kiến thức mới lấy được trọn điểm. Bạn Lưu Mỹ Liên (trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM) cho biết, để chuẩn bị cho môn Ngữ Văn, cô bạn chỉ ôn các bài thơ để nắm chắc kiến thức nền còn đề thi sẽ là một bài mới và phải tự phân tích dựa vào các kiến thức đã có.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 5

Mỹ Liên tự tin và thoải mái hơn khi làm bài thi môn Ngữ Văn vì không cần phải "học tủ".

Với cách ra đề như hiện nay, các trường đã giảm thiểu được phần nào tình trạng học vẹt, học tủ của các bạn học sinh khi đề không chỉ dừng lại ở định nghĩa, phân tích vấn đề mà còn bắt học sinh hiểu sâu để từ đó lập luận, so sánh, vận dụng để tìm ra đáp án.

Kỳ thi đầu tiên của chương trình học mới: Xuất hiện trắc nghiệm môn Văn, liên hệ thực tế môn Sử ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

Tween Tiểu học CLC Tràng An hào hứng tham gia Ngày hội Sách và STEM 2024

HHT - Trong không khí tưng bừng hướng tới Ngày sách và Bản quyền thế giới lần thứ 29, Ngày sách Việt Nam lần thứ 11 và để các em học sinh có cơ hội trực tiếp tham gia trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, trường Tiểu học CLC Tràng An đã tổ chức Ngày hội Sách và STEM năm 2024 với chủ đề “Khơi nguồn sáng tạo - Tự tin tỏa sáng”.