Kỳ thi THPT Quốc gia 2021: Hai điểm mới mà các “sĩ tử” cần lưu ý!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2021, Bộ GD&ĐT có một số thay đổi, điều chỉnh giúp thí sinh đạt được kết quả cao nhất, các trường Đại học - Cao đẳng tuyển sinh được sinh viên có chất lượng tốt nhất.

Tăng số lần điều chỉnh nguyện vọng lên 3 lần

Đây là một trong những điểm mới quan trọng sẽ giúp ích rất nhiều cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2021. Cụ thể, thay vì chỉ có 1 lần điều chỉnh nguyện vọng thì năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thí sinh được thay đổi nguyện vọng 3 lần và chỉ tính kết quả lần cuối cùng. Bên cạnh đó, toàn bộ việc đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển sẽ được đưa lên cổng dịch vụ công quốc gia. Như vậy thì sinh có thể đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.
Điều này được xem là giúp thí sinh có thời gian suy nghĩ kỹ hơn, tìm hiểu thông tin kỹ hơn và chọn ngành chọn nghề chính xác hơn với năng lực và sở thích của bản thân.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2021: Hai điểm mới mà các “sĩ tử” cần lưu ý! ảnh 1 (Ảnh minh hoạ từ Internet)

Bộ GD&ĐT ra đề, giao cho địa phương chịu trách nhiệm

Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi đầu tháng 2, kỳ thi năm 2021 sẽ do Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm ra đề và giao cho địa phương chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khâu tổ chức đến chấm bài.

Tuy nhiên, quy định mới của dự thảo cũng đưa ra các hướng dẫn để siết chặt việc ra đề và chấm thi. Cụ thể, mỗi tổ ra đề thi sẽ có trách nhiệm soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự bị cho một bài thi/ môn thi được giao phụ trách. Với đề thi trắc nghiệm, ban thư ký dùng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ ngân hàng câu hỏi chuyển cho các tổ trưởng ra đề thi.

Sau đó, tổ trưởng sẽ phân công các thành viên trong tổ ra đề thi thẩm định từng câu trắc nghiệm. Các thành viên của tổ ra đề thi cùng thảo luận, lần lượt tinh chỉnh từng câu trắc nghiệm và tổ hợp thành đề thi. Các thành viên của tổ ra đề thi cùng ký tên vào các đề thi và trình chủ tịch hội đồng ra đề thi. Sau khi đề thi được chủ tịch hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã khác nhau. Tất cả thành viên của tổ ra đề thi rà soát từng mã đề thi, đáp án và cùng ký tên vào từng mã đề thi đó.

Về chấm thi, các quy định trong dự thảo cũng có hướng dẫn chặt chẽ hơn, cụ thể, với môn tự luận, tổ chấm thi tổ chức thảo luận đáp án, hướng dẫn cho toàn bộ tổ trưởng và cán bộ chấm thi.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2021: Hai điểm mới mà các “sĩ tử” cần lưu ý! ảnh 5
Theo Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?